vĐồng tin tức tài chính 365

Đẩy mạnh hoạt động thanh toán và phát triển công nghệ, dịch vụ ngân hàng hiện đại

2021-01-03 10:49

Triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp tại Đề án phát triển Thanh toán không dùng tiền mặt

Phát biểu tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành Ngân hàng năm 2021, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Đào Minh Tú nhấn mạnh, NHNN đã tập trung triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp tại Đề án phát triển Thanh toán không dùng tiền mặt (Quyết định 2545/QĐ-TTg ngày 31/12/2016). Năm 2020, hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) tiếp tục có sự chuyển biến mạnh mẽ, cơ bản đạt được mục tiêu đề ra.

Cơ sở hạ tầng và công nghệ được chú trọng đầu tư, nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả. Tính đến cuối tháng 10/2020, toàn thị trường có 280.006 POS và 19.525 ATM (tăng 3% so với cùng kỳ năm trước); Số lượng giao dịch qua POS đạt 287 triệu giao dịch với giá trị đạt 494,16 nghìn tỷ đồng (tăng 16,75% về số lượng và 0,64% về giá trị giao dịch so với cùng kỳ năm 2019); số lượng giao dịch qua ATM đạt 841,16 triệu giao dịch với giá trị đạt gần 3 triệu tỷ đồng (tăng 2,56% về số lượng và 0,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019). Trên thị trường hiện nay có khoảng 90.000 điểm chấp thuận thanh toán QR code. Hệ thống bù trừ điện tử tự động cho các giao dịch thanh toán bán lẻ đã được đưa vào vận hành từ tháng 7/2020.

Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng được đổi mới về mô hình và gia tăng các dịch vụ thanh toán, quyết toán mới; hoạt động an toàn, hiệu quả và thông suốt, tiếp tục phát huy vai trò là Hệ thống thanh toán xương sống của quốc gia. Trong 10 tháng đầu năm 2020, tổng số lượng giao dịch qua Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đạt hơn 119 triệu món, giá trị đạt gần 84,3 triệu tỷ đồng (tăng 7,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019).

C:UsersHPDownloadsIMG-1608.jpg

Toàn cảnh Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngân hàng năm 2021

Hệ thống chuyển mạch tài chính và bù trừ điện tử tiếp tục tăng trưởng mạnh, đã xử lý 960,95 triệu món với gần 8 triệu tỷ đồng (tăng 75,19% về số lượng và tăng 110,92% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019).

Thanh toán qua điện thoại di động và Internet phát triển mạnh. Tính đến cuối tháng 10/2020, đã có 77 tổ chức triển khai dịch vụ thanh toán qua Internet và 45 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động; Số lượng giao dịch thanh toán qua Internet đạt gần 374 triệu giao dịch với giá trị đạt hơn 22,4 triệu tỷ đồng (tăng 8,3% về số lượng và 25,5% về giá trị giao dịch so với cùng kỳ năm 2019); số lượng giao dịch thanh toán qua điện thoại di động đạt gần 918,8 triệu giao dịch với giá trị đạt gần 9,6 triệu tỷ đồng (tăng 123,9% về số lượng và 125,4% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019).

Thanh toán điện tử trong khu vực dịch vụ công tiếp tục được triển khai rộng rãi. Đến nay, hệ thống TTĐTLNH đã hoàn thành kết nối thanh toán điện tử liên ngân hàng tại 63 Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh trong cả nước, đáp ứng được nhu cầu thu, chi ngân sách của người dân và doanh nghiệp một cách nhanh chóng, kịp thời; khoảng 50 NHTM đã hoàn thành kết nối với hệ thống nộp thuế điện tử của Tổng cục Hải quan, của Tổng cục Thuế trên 63 tỉnh/thành phố và tất cả các quận, huyện trên cả nước, với 98,5% số thu Hải quan được thực hiện qua ngân hàng; 27 ngân hàng và 10 tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phối hợp thu tiền điện, doanh thu tiền điện của EVN thanh toán, thu qua ngân hàng, TGTT lên tới gần 90%.

Bên cạnh đó, nhằm đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu công nghệ mới từ CMCN 4.0 trong hoạt động thanh toán, NHNN đã tích cực nghiên cứu, đề xuất triển khai các giải pháp thí điểm các mô hình, công nghệ mới như: Trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành Quyết định về việc phê duyệt triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile Money); Hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị định về cơ chế quản lý thử nghiệm có kiểm soát cho hoạt động Fintech trong lĩnh vực ngân hàng trình Chính phủ; Nghiên cứu để bổ sung các quy định pháp lý phù hợp đối với các sản phẩm, mô hình, dịch vụ, phương tiện thanh toán mới gắn với cách mạng công nghiệp 4.0 như ngân hàng số, công nghệ định danh và nhận biết khách hàng điện tử (eKYC); nghiên cứu, tìm hiểu công nghệ Blockchain ứng dụng trong lĩnh vực thanh toán; ứng dụng công nghệ công nghệ dữ liệu lớn (Big Data), trí tuệ nhân tạo (AI) vào một số lĩnh vực ngân hàng...

Hiện nay, nhiều ngân hàng trong nước đã ứng dụng các công nghệ tiên tiến, giải pháp mới vào hoạt động thanh toán nhằm tăng tốc độ thanh toán, tăng cường an toàn, bảo mật dịch vụ, gia tăng trải nghiệm và sự hài lòng của khách hàng, trong số đó phải kể đến Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank). Ngân hàng đã chuyển đổi số tất cả các mảng hoạt động một cách toàn diện và chuyên sâu như: Quản lý tập trung, xử lý, cập nhật tự động và tự động hạch toán các nghiệp vụ. Đến nay, đã có 70 Robot được sử dụng cho tự động hóa và nhận dạng ký tự quang học, quản lý quy trình nghiệp vụ, quản lý nội dung doanh nghiệp và đến năm 2021 nâng lên 140 Robot trong giao dịch, phê duyệt online…

Đặc biệt, mô hình Ngân hàng tự động Livebank 24/7 là bước đột phá của đổi mới số tại TPBank. Đây là mô hình Livebank với đầy đủ các chức năng đầu tiên trên thế giới được áp dụng. Đến nay, TPBank có: 330 điểm Livebank, số lượng Livebank lớn nhất tại một quốc gia. Tiếp theo là Thổ Nhĩ Kỳ mới có 150 điểm.

C:UsersHPDownloadsIMG-3638.JPG

Ông Đỗ Minh Phú – Chủ tịch HĐQT TPBank trình bày tham luận tại Hội nghị

Chia sẻ tại Hội nghị, ông Đỗ Minh Phú – Chủ tịch HĐQT TPBank cho rằng, TPBank có được những thành công trong triển khai các dịch vụ Ngân hàng số thời gian qua là nhờ sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi của NHNN để TPBank được áp dụng thử nghiệm nhiều mô hình mới về Ngân hàng Số. Theo ông Phú, có những ứng dụng có thể áp dụng ngay nhưng cũng có những ứng dụng phát triển phải kéo dài hàng năm. Vì vậy, cần kiên trì theo đuổi mục tiêu và thực hiện những dịch vụ của Ngân hàng số nào mang tính cốt lõi và toàn diện. Bên cạnh đó, cần phải đầu tư ngân sách thỏa đáng để xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, các nền tảng, ứng dụng cần thiết và chuyên biệt. Trong 5 năm gần đây, TPBank đã đầu tư hơn 1.500 tỷ để phục vụ cho mục tiêu này.

Một trong những kết quả trong công tác thanh toán năm 2020 phải kể đến, đó là việc NHNN chủ động, phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Chính phủ trong việc đưa vào vận hành Cổng dịch vụ công Quốc gia tích hợp chức năng thanh toán trực tuyến, trong đó đã hoàn thành tích hợp 02 dịch vụ công đầu tiên là nộp thuế phí trước bạ ô tô xe máy và Bảo hiểm xã hội; đến nay đã có hơn 11 nghìn hồ sơ giao dịch thanh toán trực tuyến trên Cổng dịch vụ công Quốc gia với giá trị giao dịch khoảng 5 tỷ đồng/tháng.

Theo báo cáo của Napas, năm 2020, Napas đã tổ chức vận hành hạ tầng thanh toán bản lẻ an toàn, thông suốt đặc biệt trong thời gian giãn cách xã hội. Trung bình hàng tháng hệ thống Napas phục vụ 11,5 triệu khách hàng sử dụng thẻ, gần 18 triệu khách hàng sử dụng tài khoản. Napas hoàn thành các nhiệm vụ NHNN giao, cụ thể: Triển khai tích hợp với Cổng DVC quốc gia, cho phép 100 triệu chủ thẻ ngân hàng tiếp cận dịch vụ công cấp độ 4; Hỗ trợ các Ngân hàng chuyển đổi thẻ chip nội địa theo lộ trình Thông tư 41; đưa vào vận hành chính thức hệ thống thanh toán bù trừ tự động cho các giao dịch bản lẻ; Hoàn thành kết nối chuyển mạch giao dịch nội địa với các tổ chức thẻ quốc tế theo Thông tư 19; Triển khai các chương trình truyền thông nhằm thúc đẩy TTKDTM.

Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng thành tựu CMCN 4.0 trong hoạt động thanh toán

Nhằm ứng phó với các thách thức an ninh mới, đặc biệt là an ninh trên không gian mạng, NHNN đã tăng cường triển khai các giải pháp an ninh, an toàn và bảo mật hệ thống công nghệ thông tin, giảm thiểu rủi ro đối với hoạt động ngân hàng như: (i) Triển khai Chiến lược phát triển công nghệ thông tin ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, trong đó một trong những trọng tâm là triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn thông tin; (ii) Chủ động theo dõi cập nhật tình hình an ninh mạng trong nước và quốc tế để tuyên truyền, cảnh báo, chỉ đạo các đơn vị trong toàn Ngành kịp thời phòng chống, xử lý các rủi ro, lỗ hổng bảo mật công nghệ thông tin; (iii) Tăng cường kiểm tra, phát hiện các điểm yếu, thiếu sót trong công tác bảo đảm an toàn thông tin tại các đơn vị và TCTD ; (iv) Ban hành các văn bản hướng dẫn các TCTD diễn tập xử lý khủng hoảng sự cố an ninh thông tin, kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin trong ngành Ngân hàng .

Trên cơ sở chủ trương của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ và các đánh giá, nhận định về tình hình kinh tế, vĩ mô, tiền tệ, năm 2021, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết, NHNN tập trung hoàn thành các nhiệm vụ phát triển TTKDTM tại Việt Nam.

Đẩy mạnh xây dựng hạ tầng công nghệ phục vụ cho việc chia sẻ, cung ứng các sản phẩm số và tăng cường tích hợp, kết nối với các Bộ, ngành, lĩnh vực còn lại để mở rộng hệ sinh thái.

Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng thành tựu CMCN 4.0 trong hoạt động thanh toán; nghiên cứu, áp dụng các công nghệ, phương thức thanh toán hiện đạị.

Triển khai các mô hình thanh toán tại nông thôn, vùng sâu, vùng xa gắn với triển khai Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia; thúc đẩy thanh toán điện tử trong khu vực Chính phủ, dịch vụ công.

Hà My

Xem thêm: 192624VBS=emaNcoDd?001mc/sknil/iv/latrop/retnecbew/nv.vog.vbs.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Đẩy mạnh hoạt động thanh toán và phát triển công nghệ, dịch vụ ngân hàng hiện đại”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools