- Vì sao Liên Xô từ bỏ tàu ngầm tốc độ cao?
- Tàu ngầm Nga phóng đồng loạt 4 siêu tên lửa hạt nhân giữa lúc căng thẳng với Mỹ1
- Hé lộ bí mật về chiến thuật phóng tên lửa từ tàu ngầm
Từ tháng 3 đến tháng 9 năm 2014, thủy thủ đoàn gồm 152 người của tàu ngầm USS Annapolis đã lặn sâu xuống các đáy biển Địa Trung Hải, Hồng Hải và Vịnh Arab, kiếm được một khoản béo bở trong cái gọi là “Chiến địa E” vì tất cả những gì họ đã làm cho hạm đội khi được cấp trên giao phó. Chính xác thì chúng (tàu ngầm) liên quan đến cái gì? Theo báo cáo chính thức của Hải quân Mỹ thì hạm đội tàu ngầm hoạt động bao phủ một vùng biển tới 34.000 hải lý, tham gia vào một cuộc tập trận đa quốc gia, và thực hiện những chuyến ghé thăm cảng biển ở Đồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Bahrain và Gibraltar.
Cánh phóng viên dẫn lời của thuyền trưởng tàu ngầm USS Annapolis, Chỉ huy Chester T. Parks, cho biết: “Trong suốt thời gian hoạt động đó, tàu ngầm Annapolis đã hoàn tất 4 nhiệm vụ sống còn đối với an ninh quốc gia”. Xét về yếu tố kỹ thuật thì tàu Annapolis là chiếc tàu ngầm tấn công nhanh, nó chịu trách nhiệm theo dõi và hạ gục tàu ngầm địch cùng các tàu mặt nước.
Nhưng, Annapolis còn được trang bị cho một sứ mạng tối mật đặc biệt khác, một nhiệm vụ không liên quan đến loại ngư lôi Mark 48 ADCAP hay bất kỳ loại vũ khí bắn phá nào, mà nó là một sứ mạng chưa hoàn thành khi con tàu cập cảng và thủy thủ đoàn ôm gia đình của họ ngay trên bến cảng tại Căn cứ tàu ngầm Tân London (một nơi được mệnh danh là “Ngôi nhà của lực lượng tàu ngầm”, là căn cứ tàu ngầm chính ở bờ Đông nước Mỹ thuộc tiểu bang Connecticut). Trước hết, chỉ huy Parks và các đồng nghiệp phải báo cáo vắn tắt tình hình cho một số quan chức cao cấp của NSA và CIA.
Tham vọng bá chủ mạng toàn cầu của Mỹ
Nằm sâu trong núi tài liệu đồ sộ của Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA) bị rò rỉ bởi “người thổi còi” Edward Snowden là một bài thuyết trình huấn luyện bằng Powepoint đã được phân loại cho các công nhân tại Bộ Tư lệnh hoạt động thông tin hải quân Maryland (NIOC Maryland – thành phần hải quân của NSA). Phần trình bày này giải thích cho những nội dung khai thác mạng máy tính (CNE) nhằm “thay đổi hay thu thập thông tin cư trú hoặc chuyển đổi mạng máy tính”.
Căn cứ tàu ngầm hải quân Tân London bờ Đông nước Mỹ. Ảnh : The Center for Land Use Interpretation. |
Và để do thám mạng này hay trên bất kỳ mạng máy tính ở bất kỳ đâu thì không chỉ lắng nghe mà còn thao túng và có thể tắt nó. Bản trình bày được biên soạn kỹ lưỡng bao gồm một dẫn chứng về “hoạt động truy cập được điều chỉnh” cho những dạng tin tặc quân sự kiểu này: một tổng thống, quốc hội và các nhà lãnh đạo quân sự của một quốc gia không xác định. Những nhà khai thác CNE có thể làm được nhiều hơn thế.
Đầu năm 2014, tờ Der Spiegel (Đức) đã nhấn mạnh đến CNE rằng nó là một phần cho một nỗ lực lớn hơn của Mỹ nhằm “sử dụng mạng để làm tê liệt các mạng máy tính và bằng cách đó có thể kiểm soát mọi loại cơ sở hạ tầng bao gồm các nguồn cung điện, nước, nhà máy, sân bay hoặc dòng chảy tiền tệ”.
Các phương tiện truyền thông chính thống đã viết rất nhiều về những hoạt động lợi dụng chiến tranh mạng của Trung Quốc và Nga cũng như các hoạt động từ “những phần tử tin tặc nổi loạn”. Song chính Mỹ mới là kẻ thống trị tối cao trong không gian chiến đấu mới, và NSA là một lát cắt nhỏ trong cuộc chiến tranh mạng kỹ thuật số khốc liệt này. Nó thực sự là một lãnh địa mới được Bộ tác chiến mạng Mỹ (USCC) mới được thành lập.
Và trong khi NSA tiến hành “các hoạt động tiếp cận hoàn cầu” nhằm xâm nhập vào các mục tiêu phi quân sự thì CIA cũng không chịu tụt hậu khi họ tiếp tục các hoạt động mạng bí mật rất riêng nhắm vào những mục tiêu quốc gia nhạy cảm nhất. Nhưng, thực hư hoạt động gián điệp này là như thế nào? Hoa Kỳ đã làm gì để có thể bước chân vào khai thác một mạng máy tính nhạy cảm? Những loại bàn phím, mã và những hoạt động đằng sau các nỗ lực tấn công mạng của nước này nhắm vào bất kỳ quốc gia nào khác, và cơ sở hạ tầng gián điệp hùng hậu của Mỹ giúp nước này giành được lợi thế tiên quyết.
Trong phần tóm tắt của Edward Snowden đã cho thấy một sơ đồ dẫn ra cách mà mạng đã hoạt động như thế nào, từ các ăng-ten cho đến nền tảng thu thập và vệ tinh truyền phát tín hiệu cho các hoạt động phân tích, và rồi cuối cùng là khai thác. Những tín hiệu nhắm mục tiêu sẽ bị giữ lại và nó đi qua một chương trình phần mềm của NSA gọi là “Blinddate” (“Hò hẹn mù”) và thông tin sau đó sẽ được gửi đến các nhà phân tích kỳ cựu.
Ngay giữa trung tâm của sơ đồ mà Snowden muốn ám chỉ đến là một con tàu duy nhất: một đường ống dẫn cho tất cả các hoạt động bí mật, và là căn cứ cho các ăng-ten và máy vi tính hoạt động thông qua Blinddate. Con tàu đó chính là USS Annapolis. Bất chấp danh tiếng ở Hollywood như một hạm đội đầy rẫy những “sát nhân máu lạnh” với rất nhiều những kẻ gian xảo, thì lực lượng tàu ngầm Mỹ luôn tự hào về sự chuyên nghiệp thầm lặng của mình.
Rất trầm lắng. Tín hiệu âm thanh cực thấp của những con tàu không chỉ giúp chúng áp sát và tiêu diệt tàu ngầm địch mà còn thao tác tài tình để tránh bị phát hiện khi di chuyển vào các khu vực ven biển, gần bờ: đôi khi cung cấp các lực lượng đặc nhiệm, những lúc khác lại nghe trộm cái gọi là “những tín hiệu quan tâm”.
Phó đô đốc Mike Connor, chỉ huy lực lượng tàu ngầm Đại Tây Dương của Mỹ từng giải thích: “Để kiểm soát phổ điện từ, quý vị phải có khả năng đặt bất kỳ thiết bị gì đó để kiểm soát phổ tại nơi mà quý vị cần nó. Chúng tôi có một khả năng vượt trội trong việc sử dụng những cảm biến mà mình có... và đặt chúng ở nơi phù hợp nhất bởi vì chúng tôi có thể đi áp sát bất kỳ đâu”. Đã có rất nhiều câu chuyện kể chi tiết về việc khai thác thu thập tín hiệu của các máy bay không người lái hoặc các nhà điều hành đặc biệt đã đi vào lãnh thổ Pakistan hoặc Mexico để nghiên cứu về ăng-ten con người, nhưng vai trò khai thác mạng máy tính của hải quân thì chưa ai được biết đến.
Sức mạnh tấn công mạng của tàu ngầm Mỹ
Theo một cuộc họp giao ban diễn ra năm 2013 của NIOC-Maryland thì trong một tuần điển hình Mỹ đã tiến hành khai thác 2600 mạng máy tính. Hải quân nước này cũng thực hiện gần 700 vụ khai thác máy tính (chiếm 26%) tức nhiều bằng tất cả các hoạt động quân sự khác gộp lại.
Tàu ngầm lớp tấn công nhanh USS Annapolis của Hải quân Mỹ. Ảnh nguồn: Wikimedia Commons. |
Quả vậy tàu chạy bằng điện hạt nhân Annapolis là chiếc vương miện của nỗ lực này, một chuyên gia gián điệp đã được chỉ định cho Phi đội phát triển tàu ngầm 12, đó thực ra là một nhóm thử nghiệm các cấu hình tàu ngầm đặc biệt với những khả năng mới mẻ cụ thể là trong tác chiến đặc biệt và tình báo.
Annapolis và những con tàu cùng sứ mệnh là những kẻ xâm nhập vào thế giới mới của chiến tranh mạng, tiếp cận gần hơn bất kỳ kẻ thù nào (thậm chí ngay bên trong khu vực phòng thủ của địch) để gây tắc nghẽn và đánh cắp thông tin). Chúng thực hiện việc này thông qua một loạt thiết bị thu phát gắn trên cột buồm và những hệ thống thu thập thông tin được đặt trên nóc tháp chỉ huy, một số thiết bị là những loại độc nhất vô nhị chỉ được tạo ra để tiếp cận những mục tiêu khó đến gần hoặc mục tiêu cụ thể, tất cả chúng đều có hộp đen cho chiến tranh tương lai.
Gần hơn và bị động nghĩa là khi con tàu tự hé lộ chính nó bằng cách phát tín hiệu thì kẻ thù có thể nhìn thấy nó. Vì vậy cái gọi là “chiến tranh cơ động điện tử” của hải quân Mỹ là dò tìm những mạng không an toàn hoặc nhận tín hiệu từ các đối tượng mục tiêu khác.
USS Annapolis là tàu ngầm đầu tiên đã nhận được hệ thống Gemstone Radiant bí ẩn cách đây gần một thập niên. “Radiant” là một tên mã độc đáo của hải quân Mỹ được áp dụng cho những loại hộp đen chuyên dụng “tích hợp chiến thuật quốc gia”: các loại vệ tinh và máy bay không người lái tàng hình cùng các hoạt động bí mật khác, tất cả cùng chia sẻ dữ liệu nhạy cảm với nhau. Những chương trình Radiant khác (Radiant Achilles, Radiant Alloy và Radiant Lava) cùng tạo ra những liên kết với các vệ tinh trinh sát hình ảnh và giám sát đại dương. Ông John Pike từ tổ chức phi lợi nhuận An ninh toàn cầu đã liệt kê ra hơn 2 tá chương trình Radiant.
Các nhà khoa học bên trong Phòng thí nghiệm nghiên cứu ứng dụng của Đại học công Pennsylvania (Penn State ARL). Ảnh nguồn: Penn State University. |
Chương trình truy cập đặc biệt “tối mật” trên tàu ngầm USS Annapolis cho phép nó có thể điều phối dữ liệu từ tàu ngầm và các vệ tinh giám sát trên cao để nó có thể thâm nhập vào mọi thứ từ vô tuyến đến điện thoại thông minh và cả lưu lượng mạng, nhận các tín hiệu chỉ điểm.
Trước khi tàu Annapolis thực hiện sứ mạng trong năm 2014, con tàu đã được trang bị bố cục màn hình và giao diện người dùng hoàn toàn mới nhằm phù hợp với đội ngũ bản địa kỹ thuật số của tàu. Ngoài bộ kết nối và cảm biến Radiant, hệ thống Blinddate của tàu Annapolis còn có thể xâm nhập vào các mạng khu vực địa phương chẳng hạn như những thứ được tạo ra từ bộ định tuyến không dây gia đình. Tuy nhiên những khả năng đầy đủ của con tàu này mà cụ thể là khi nhắm mục tiêu vào những quốc gia như Iran lại không được công khai.
Đơn vị cha mẹ của tàu Annapolis – Phi đội phát triển tàu ngầm 12 – chịu trách nhiệm môi giới tất cả các thiết bị đặc biệt này cho hạm đội tàu ngầm hải quân, thiết lập các mối quan hệ với CIA và NSA, cũng như Văn phòng trinh sát quốc gia (NRO), điều hành các vệ tinh do thám cùng các liên kết truyền thông lén lút. Và có một số đối tác thầm lặng trong ngành công nghiệp và học viện cũng đang theo đuổi hoạt động buôn bán của họ trong thế giới tàu ngầm tuyệt mật.
Một trong số những đơn vị có “máu mặt” phải kể đến là Phòng thí nghiệm nghiên cứu ứng dụng của Đại học công Pennsylvania (Penn State ARL). Là một trung tâm nghiên cứu trực thuộc trường đại học do Lầu Năm Góc chỉ định, Penn State's ARL đã “duy trì mối quan hệ chiến lược lâu dài với Bộ Quốc phòng Mỹ (DoD). Mối quan hệ đó chiếm gần một nửa ngân sách nghiên cứu của trường đại học, và nó cũng bao gồm các hoạt động của hệ thống Gemstone Radiant của tàu ngầm Annapolis, đây là việc đề cập công khai duy nhất về chương trình có tính bí mật cao này.
Hải quân Mỹ hào hứng ra sao với nhiệm vụ mới mẻ này? Vị đô đốc phụ trách mật mã của hải quân Mỹ cho biết: “Hải quân đang rất lo lắng trong việc chế tạo một phương tiện hàng hải bền vững và có trật tự nhằm hiện thực hóa sức mạnh quân sự trong không gian mạng”.
Điều đó có nghĩa là gì? À, là chúng tôi có thể theo dõi bất kỳ ai, bất kỳ nơi đâu, bất kỳ lúc nào đối với không chỉ người đứng đầu các quốc gia, mà bất kỳ ai đang dùng điện thoại hoặc kết nối không dây wi-fi. Năm 2013, tàu Annapolis đã theo dõi những ai? Có thông tin rò rỉ cho thấy con tàu đã hoạt động ở những khu vực chịu trách nhiệm chỉ huy trung tâm và Châu Âu, tại những nơi nằm gần Iran, Israel và có lẽ là cả Yemen.
Thủy thủ đoàn trên con tàu đã liên tục thông báo mọi nhất cử nhất động cho giới chức NSA và CIA. Phần còn lại của con tàu như bản thân các chương trình Gemstone Radiant và Blinddate, cùng các ăng-ten được giấu trong tháp chỉ huy màu đen vẫn là những bí ẩn không lời giải.
Phan Bình (Tổng hợp)Xem thêm: /026526-AIC-av-ASN-auc-magn-uat-maht-od-gnod-taoH/tam-os-oH/nv.moc.dnac.gtna