Các tổ chức đầu tư cùng lúc bày tỏ sự lạc quan khi đánh giá Việt Nam có nhiều cơ sở cũng như cấu phần vững chắc để có thể đạt được vào mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 6,5-7% trong năm 2021.
Tin tưởng mức tăng GDP 6,5%
Cụ thể theo các chuyên gia phân tích của chứng khoán VCBS, GDP của Việt Nam trong năm 2021 sẽ đạt được mức tăng khoảng 6,5 -7,0% dựa trên đóng góp của các cấu phần quan trọng như nhu cầu tiêu dùng được kỳ vọng sẽ tăng trưởng đáng kể so với mặt bằng thấp của năm 2020. Trong lúc doanh thu bán lẻ hàng hóa cũng sẽ tiếp tục phục hồi sau khi các nỗ lực kiểm soát dịch bệnh đã cho thấy hiệu quả, quá trình thích nghi với chế độ “bình thường mới”, giúp cho nhu cầu tiêu dùng trở lại nhiều hơn thậm chí cả tại các mặt hàng tiêu dùng không thiết yếu.
Trong khi đó ngành công nghiệp chế biến - chế tạo vẫn là chỉ báo quan trọng đối với sức khỏe của ngành sản xuất, vốn có đóng góp mức đóng góp đáng kể vào GDP đã cho thấy tín hiệu hồi phục tích cực sau khi dịch bệnh được kiểm soát.
Cùng với đó, việc duy trì thành công sự ổn định kinh tế vĩ mô cùng chính sách nhất quán của chính phủ trong thu hút đón đầu dòng vốn chuyển dịch từ Trung Quốc, góp phần thúc đẩy đầu tư từ cả hai khu vực công tư. Trong đó, các chuyên gia phân tích của VCBS dành sự quan tâm đến các hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng không chỉ đối với tại các trung tâm kinh tế truyền thống mà còn tại nhiều các thành phố vệ tinh xung quanh như: Long An, Vũng Tàu, Đồng Nai… tại khu vực phía Nam hay Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa… tại phía Bắc. Đây được đánh giá là những thúc đẩy đầu tư tư nhân, tạo nền tảng cho tăng trưởng bền vững của nền kinh tế.
Các chuyên gia phân tích của VCBS cũng cho rằng, cũng như năm 2020, dòng vốn đầu tư nước ngoài FDI sẽ tiếp tục được kỳ vọng là nguồn lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong các năm tiếp theo. Do đó Việt Nam cần tạo điều kiện thuận lợi đón dòng vốn đầu tư với sự nhất quán trong chính sách của Chính phủ. Trong đó điều kiện tiên quyết để phát triển là kiểm soát tốt dịch bệnh, phối hợp nhịp nhàng chính sách tài khóa và tiền tệ, lấy đầu tư công thúc đẩy đầu tư tư nhân. Đồng thời chuẩn bị sẵn sàng nguồn lực tiếp nhận thông qua việc chuẩn bị về tư liệu sản xuất cơ bản như đất đai, điện nước, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực chất lượng cao cũng như phát triển ngành công nghiệp phụ trợ.
Đồng thời đầu tư cơ sở hạ tầng tại một số trọng điểm trong đó bao gồm cả các thành phố thuộc các vùng kinh tế trọng điểm đặc biệt tại khu vực Nam Bộ và Bắc Bộ.
Các chuyên gia phân tích của chứng khoán MBS cho hay, kinh tế Việt Nam trong năm 2021 sẽ phục hồi mạnh mẽ với đáy chữ V nhờ kìm chế dịch bệnh tốt và các biện pháp hỗ trợ của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước cũng như nhiều yếu tố vĩ mô tích cực là động lực cho nền kinh tế hậu COVID-19. Theo đó, nhờ khả năng kìm chế dịch bệnh tốt và khu vực xuất khẩu khả quan, kinh tế Việt Nam dự kiến phục hồi hình chữ V với mức tăng trưởng 2021 tăng mạnh so với mức thấp của năm nay và khả quan nhất Đông Nam Á.
Kỳ vọng mức tăng GDP trên 7%
Dẫn dự báo của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và dữ liệu của Bloomberg, MBS đưa mô hình dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2021 sẽ đạt mức tăng 6,5 - 7%/năm. Điểm đáng chú ý là trong bối cảnh dịch bệnh ảnh hưởng sâu rộng và nặng nề lên nền kinh tế của các quốc gia trên thế giới nói chung và các quốc gia Đông Nam Á nói riêng, Việt Nam sẽ là điểm đến an toàn cho hoạt động sản xuất và đầu tư nhờ khả năng phòng dịch tốt. Hơn nữa, các cân đối vĩ mô của Việt Nam dù gặp các thách thức không nhỏ trong năm 2020 tuy nhiên các nhân tố cơ bản đều được giữ vững bao gồm lạm phát ổn định, đồng nội tệ vững vàng, cán cân thanh toán thặng dư và khu vực xuất khẩu nổi bật.
Các chuyên gia phân tích của chứng khoán VNDirect thậm chí kỳ vọng kinh tế Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng 7,1% trong năm 2021 nhờ việc tiêm chủng vaccine sẽ giúp đẩy lùi COVID-19 trên toàn cầu, từ đó giúp hàn gắn lại chuỗi cung ứng toàn cầu vốn và tạo ra tiền đề cho sự phục hồi của nền kinh tế thế giới.
Cụ thể, sự mở cửa trở lại của các nền kinh tế lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản và EU sẽ giúp hàn gắn lại chuỗi cung ứng toàn cầu vốn đã bị phá hủy một phần do tác động của COVID-19 cũng như giúp gia tăng nhu cầu đối với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Bên cạnh đó, việc nối lại các chuyến bay quốc tế với mục đích thương mại sẽ thúc đẩy sự hồi phục của ngành Du lịch, một trong hai động lực tăng trưởng chính của ngành dịch vụ Việt Nam trong năm 2021, bên cạnh sự phục hồi của tiêu dùng nội địa.
Ngoài ra VNDirect cũng kỳ vọng tổng vốn đầu tư toàn xã hội sẽ tăng mạnh trong năm 2021 do Chính phủ tiếp tục thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh áp lực lạm phát thấp trong năm tới...
Xem thêm: odl.248768-man-teiv-auc-gnourt-gnat-ueit-cum-ev-ut-uad-ahn-auc-nit-mein/et-hnik/nv.gnodoal