vĐồng tin tức tài chính 365

Từ kinh nghiệm ứng phó Covid, Quảng Nam chuyển đổi cơ cấu kinh tế

2021-01-05 13:31

Từ kinh nghiệm ứng phó Covid, Quảng Nam chuyển đổi cơ cấu kinh tế

Nhân Tâm

(TBKTSG Online) – Quảng Nam, một trong những địa phương có ngành kinh tế du lịch bị thiệt hại nặng nề do Covid-19, đã quyết định chuyển dịch cơ cấu kinh tế được thực hiện theo hướng phát triển song song ngành công nghiệp và dịch vụ trong năm 2021. Theo đó, Công nghiệp được phát triển theo hướng tăng tỷ trọng các ngành chế biến, chế tạo, ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ, giảm tỷ trọng gia công, lắp ráp.

Tỉnh Quảng Nam cũng đặt ra mục tiêu thu ngân sách trên địa bàn tỉnh năm 2021 sẽ đạt 19.350 tỉ đồng, trong khi đó, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 6,5-7%, theo Chương trình công tác vừa được UBND tỉnh ban hành.

Chuyển đổi cơ cấu công nghiệp và dịch vụ

Những mục tiêu kể trên cao hơn nhiều so với kết quả năm 2020 mà tỉnh Quảng Nam đạt được (thu ngân sách 15.700 tỉ đồng và GRDP sụt giảm 7%).

Để làm được điều này, tỉnh ven biển miền Trung sẽ ưu tiên thực hiện tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tăng khả năng thích ứng và sức cạnh tranh của nền kinh tế dựa trên nền tảng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Cụ thể, chuyển dịch cơ cấu kinh tế được thực hiện theo hướng phát triển song song ngành công nghiệp và dịch vụ. Công nghiệp được phát triển theo hướng tăng tỷ trọng các ngành chế biến, chế tạo, ưu tiên phát triển công nghiệp hỗ trợ, giảm tỷ trọng gia công, lắp ráp.

Thực trạng hoạt động, điều kiện hạ tầng các khu, cụm công nghiệp, và khả năng cân đối nguồn lực sẽ được rà soát để trình HĐND tỉnh ban hành cơ chế hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cho các khu, cụm công nghiệp.

Trong khi đó, các ngành dịch vụ có khả năng thúc đẩy phát triển một số ngành công nghiệp trọng yếu sẽ được phát triển, tham gia hình thành chuỗi giá trị trong và ngoài nước. Và các giải pháp phục hồi ngành du lịch, kích cầu du lịch nội địa, chuẩn bị sẵn sàng để thu hút, đón khách quốc tế ngay khi điều kiện cho phép cũng được tính đến.

Việc chuyển đổi này cũng sẽ bao gồm xây dựng đề án tái cơ cấu kinh tế miền núi nhằm thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh.

Cụ thể, công tác quy hoạch sản xuất, định hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp yêu cầu thị trường; kiểm soát tốt dịch bệnh gia súc, gia cầm bên cạnh chính sách tổng thể về đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn, kinh tế biển.

Tăng cường quản lý đầu tư công

Trong năm 2021, tỉnh Quảng Nam sẽ tăng cường quản lý hoạt động đầu tư công, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm Luật Đầu tư công theo quy định. Sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư công. Tích cực huy động nguồn lực, phát huy và kiểm soát chặt chẽ hoạt động đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Theo dõi, có biện pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân, kiểm soát chăt nợ xây dựng cơ bản, tập trung xử lý nợ tạm ứng ngân sách thuộc kế hoạch trung hạn 2016-2020.

Quảng Nam sẽ tăng cường quản lý các dự án đầu tư công, giải quyết nợ đọng đầu tư trong năm 2021 để thúc đẩy nền kinh tế. Ảnh: Nhân tâm

Cụ thể, giai đoạn 2016 - 2020, trên địa bàn tỉnh có hơn 400 dự án khởi công mới, với tổng mức đầu tư khoảng 14.790 tỉ đồng. Trong đó có 79 dự án nhóm B và 10 dự án nhóm C trọng điểm, với tổng vốn đầu tư hơn 12.364 tỉ đồng. Hiện nợ xây dựng cơ bản cấp tỉnh gần 568 tỉ đồng, tập trung ở một số dự án hoàn thành nhưng chưa quyết toán; nợ đọng xây dựng cơ bản cấp huyện hơn 629 tỉ đồng.

Thẩm định chặt chẽ danh mục dự án dự kiến đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn, nhất là đối với dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài. Tuân thủ nguyên tắc phân cấp và thứ tự ưu tiên trong phân bổ vốn đầu tư theo Nghị quyết số 12/2020/NQ-HĐND tỉnh ngày 20/11/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh. Tiếp tục hoàn chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 phù hợp với quy định Trung ương và chủ trương của Hội đồng nhân dân tỉnh, trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định trong năm 2021.

Tăng cường công tác thẩm định, phê duyệt  giá  đất, quy định thời hạn đối với các dự án phải khấu trừ tiền bồi thường giải phóng mặt bằng vào tiền thuê  đất, sử dụng đất phải nộp để kịp thời huy động các khoản thu ngân sách  nhà  nước theo đúng quy định. Theo dõi chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, kịp thời tổ chức đánh giá Nghị quyết 21/2016/NQ-HĐND ngày 08-12-2016 quy định về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và định mức chi thường xuyên ngân sách các cấp thuộc ngân sách địa phương năm 2017, năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách mới theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước để làm cơ sở xây dựng dự thảo nghị quyết Quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và định mức phân bổ chi thường xuyên giai đoạn 2022- 2025 trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định trong năm 2021.

UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành quyết định phê duyệt danh mục các dự án thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất lúa, đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng năm 2021.

Cụ thể, dự án thu hồi đất gồm có 1.490 danh mục, với tổng diện tích 7.095,64 ha; trong đó, 1.229 danh mục sử dụng vốn ngân sách nhà nước, với diện tích 3.813,16 ha và 261 danh mục sử dụng vốn ngoài ngân sách nhà nước, với diện tích 3.282,48 ha.

Dự án chuyển mục đích sử dụng đất lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng 241 danh mục với tổng diện tích chuyển mục đích sử dụng đất là 257,64 ha (đất chuyên trồng lúa nước 156,41 ha, đất trồng lúa nước còn lại 60,39 ha, đất rừng phòng hộ 36,08 ha và đất rừng đặc dụng 4,76 ha); trong đó, 184 danh mục sử dụng vốn ngân sách nhà nước với diện tích 187,04 ha và 57 danh mục sử dụng vốn ngoài ngân sách nhà nước với diện tích 70,60 ha.

 

Xem thêm: lmth.et-hnik-uac-oc-iod-neyuhc-man-gnauq-divoc-ohp-gnu-meihgn-hnik-ut/983213/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Từ kinh nghiệm ứng phó Covid, Quảng Nam chuyển đổi cơ cấu kinh tế”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools