vĐồng tin tức tài chính 365

Năm thứ 2 liên tiếp, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 500 tỉ USD

2021-01-07 11:53

Theo Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh, mặc dù năm 2020 Việt Nam bị ảnh hưởng của dịch bệnh, nhưng vẫn duy trì được đà tăng trưởng ổn định trong hoạt động xuất nhập khẩu, với việc tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm thứ hai liên tiếp đạt mức trên 500 tỉ USD.

5 năm liên tiếp thặng dư cán cân thương mại

Ngày 7.1, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021 ngành công thương, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tham dự và chỉ đạo hội nghị.

Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, năm 2020 là năm mà cả nước triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện có những khó khăn, thách thức đặc biệt phức tạp.

Trong đó nổi lên 3 thách thức lớn, đó là dịch bệnh COVID-19 diễn biến hết sức phức tạp; nhiều diễn biến thiên tai cực đoan, xảy ra trên nhiều vùng miền của cả nước; tình hình kinh tế - chính trị trong khu vực và thế giới tiếp tục có những diễn biến hết sức phức tạp, nhanh và khó lường hơn trước.

Mặc dù đứng trước hoàn cảnh đặc biệt như vậy, song dưới sự chỉ đạo sáng suốt của Đảng và sự chỉ đạo điều hành quyết liệt, linh hoạt, chính xác, kịp thời của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, ngành công thương đã cùng cả nước nỗ lực vượt qua khó khăn, thử thách và đạt được kết quả toàn diện trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020.

Thông tin tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 500 tỉ USD được nêu ra tại Hội nghị Tổng kết Bộ Công Thương. Ảnh: CN
Thông tin tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 500 tỉ USD được nêu ra tại Hội nghị Tổng kết Bộ Công Thương. Ảnh: CN

"Kết thúc năm 2020, Việt Nam đã xuất khẩu được 281,5 tỉ USD, tăng 6,5% so với năm 2019 và là một trong những nền kinh tế có tốc độ xuất khẩu cao nhất trên thế giới trong bối cảnh đại dịch COVID-19; xuất siêu ở mức cao kỷ lục 19,1 tỉ USD, qua đó ghi nhận 5 năm liên tiếp thặng dư cán cân thương mại.

Việt Nam vẫn duy trì được đà tăng trưởng ổn định trong hoạt động xuất nhập khẩu với việc tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm thứ hai liên tiếp đạt mức trên 500 tỉ USD" - ông Trần Tuấn Anh cho hay.

Theo ông, các ngành công nghiệp tiếp tục vươn lên, vượt qua khó khăn trong bối cảnh đứt gãy các chuỗi cung ứng. Giá trị tăng thêm toàn ngành công nghiệp năm 2020 tăng 3,36%, tăng cao hơn so tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt mức cao 5,82%, tiếp tục là động lực quan trọng cho tăng trưởng của nền kinh tế.

Hoạt động hội nhập quốc tế không những được duy trì trong bối cảnh dịch COVID-19 lan rộng trên toàn cầu mà còn được thúc đẩy với nhiều phương thức mới và sáng kiến mới của Việt Nam được quốc tế và khu vực đồng thuận, đánh giá cao. Công tác đàm phán, ký kết và triển khai thực thi các Hiệp định thương mại tự do (FTAs) đạt được kết quả quan trọng, đặc biệt là các Hiệp định như CPTPP, EVFTA, RCEP, UKVFTA...

Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh phát biểu tại hội nghị.

6 nhiệm vụ quan trọng trong năm 2021

Bước sang năm 2021, ông Trần Tuấn Anh cho rằng, ngành công thương cần phải thực hiện các mục tiêu quan trọng để giữ đà phát triển kinh tế.

Thứ nhất, phải tập trung bám sát mục tiêu đề ra, bám sát diễn biến thị trường để có phản ứng, xử lý kịp thời; phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành, địa phương, lắng nghe doanh nghiệp, tìm mọi biện pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, bảo đảm thực hiện mục tiêu tăng trưởng đề ra.

Thứ hai, bám sát yêu cầu, nhiệm vụ đề ra trong Nghị quyết 01, Nghị quyết 02 của Chính phủ để tổ chức triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ; thường xuyên kiểm tra, đánh giá để xử lý linh hoạt, kịp thời những khó khăn vướng mắc phát sinh.

Thứ ba, các đơn vị trong toàn ngành cần quán triệt, cụ thể hóa và tổ chức triển khai thực hiện khẩn trương, nghiêm túc các chủ trương, định hướng lớn của Đảng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc khóa XIII sắp tới đây.

Thứ tư, lấy phát triển của doanh nghiệp làm mục tiêu và là trọng tâm cho hoạt động của ngành Công Thương. Các cơ chế, chính sách, chương trình hoạt động của các cơ quan, đơn vị trong ngành công thương, phải lấy hiệu quả và sự hài lòng của doanh nghiệp và người dân làm thước đo của quá trình đổi mới và tái cơ cấu.

Thứ năm, các đơn vị trong toàn ngành tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, đổi mới lề lối, phương thức làm việc, tăng cường phối hợp xử lý công việc gắn với đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng Chính phủ điện tử.

Thứ 6, thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện, hướng đến phát triển nền kinh tế số, xây dựng xã hội số, nhằm đáp ứng mục tiêu, yêu cầu xây dựng Chính phủ kiến tạo phát triển, liêm chính, quyết liệt hành động phục vụ người dân và doanh nghiệp.

Xem thêm: odl.416868-dsu-it-005-nert-tad-uahk-pahn-taux-hcagn-mik-gnot-peit-neil-2-uht-man/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Năm thứ 2 liên tiếp, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 500 tỉ USD”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools