vĐồng tin tức tài chính 365

Vì sao nhập rồi tách sở, ngành?

2021-01-08 10:02
Vì sao nhập rồi tách sở, ngành? - Ảnh 1.

Nơi làm việc của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND TP Đà Nẵng - Ảnh: N.Đ.

Một số địa phương cho biết sẽ tiếp tục duy trì mô hình sở - ngành sau sáp nhập vì bộ máy sau sáp nhập tinh gọn, hoạt động hiệu quả. Đại diện Bộ Nội vụ thì cho rằng việc sáp nhập sở, ngành thực hiện theo hướng mở, vừa làm vừa hoàn thiện chính sách.

Vừa nhập xong đã tách

Sau 3 năm hợp nhất các sở, ngành, ban Đảng, mới đây tỉnh Hà Giang đã quyết định tách các sở, ngành, ban Đảng trở về như cũ từ 1-1-2021: Ban Tổ chức - nội vụ tách thành S`ở Nội vụ và Ban tổ chức Tỉnh ủy; tương tự, Ban Kiểm tra - thanh tra tách thành Ban kiểm tra Tỉnh ủy và Thanh tra tỉnh. 

Ở nhiều địa phương khác cũng thực hiện tách Văn phòng UBND - HĐND - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh thành Văn phòng UBND tỉnh, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh.

Trước đó, quá trình sáp nhập, hợp nhất các sở, ngành, ban Đảng thời gian qua được thực hiện theo nghị quyết 18 ngày 25-10-2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và nghị quyết 56 ngày 24-11-2017 của Quốc hội về tiếp tục cải cách bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. 

Quá trình hợp nhất, sáp nhập các cơ quan, sở, ngành, ban Đảng song trùng chức năng tại các địa phương đều hướng tới các mục tiêu kể trên.

Có thể kể đến việc tỉnh Lào Cai quyết định sáp nhập Sở GTVT với Sở Xây dựng để thành lập Sở GTVT - xây dựng, tỉnh Quảng Ninh sáp nhập Ban tổ chức Tỉnh ủy với Sở Nội vụ để thành lập Ban Tổ chức - nội vụ. Tỉnh Bạc Liêu hợp nhất Sở Thông tin - truyền thông với Sở VH-TT&DL để thành lập mới Sở Văn hóa - thông tin - thể thao - du lịch; hợp nhất Sở KH-CN với Sở GD-ĐT thành Sở GD-KH-CN; kết thúc hoạt động của Sở Ngoại vụ, chuyển chức năng, nhiệm vụ của Sở Ngoại vụ về Văn phòng UBND tỉnh; chuyển Ban tôn giáo trực thuộc Sở Nội vụ về Ban dân tộc tỉnh để thành lập mới Ban Dân tộc - tôn giáo.

Vì sao nhập rồi tách sở, ngành? - Ảnh 2.

Trụ sở Sở Giao thông vận tải - xây dựng Lào Cai sau sáp nhập nằm trong khu trụ sở khối 7, thuộc UBND tỉnh - Ảnh: VŨ TUẤN

17 sở - ngành "cứng" cần thống nhất

Xu hướng tách trở lại các sở, ngành, ban Đảng sau một thời gian sáp nhập, hợp nhất theo giải thích của nhiều lãnh đạo địa phương là thực hiện theo nghị định 107 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định 24 năm 2014 quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, TP trực thuộc trung ương.

Nghị định 107 quy định giữ nguyên 17 sở, ngành "cứng", được tổ chức thống nhất ở tất cả tỉnh thành gồm các sở: Nội vụ, Tư pháp, Kế hoạch - đầu tư, Tài chính, Công thương, NN&PTNT, GTVT, Xây dựng, Tài nguyên và môi trường, Thông tin và truyền thông, LĐ-TB&XH, VH-TT&DL, KH-CN, GD-ĐT, Y tế, Thanh tra tỉnh, Văn phòng UBND. Bên cạnh đó, tùy theo từng địa phương sẽ lập sở, ngành đặc thù gồm sở ngoại vụ, ban dân tộc, sở quy hoạch - kiến trúc và sở du lịch.

Trao đổi với Tuổi Trẻ về việc tỉnh Hà Giang vừa quyết định tách Sở Nội vụ ra khỏi Ban Tổ chức - nội vụ, tách Thanh tra tỉnh ra khỏi cơ quan Ủy ban Kiểm tra - thanh tra, ông Thào Hồng Sơn - phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Hà Giang, chủ tịch HĐND tỉnh - cho biết việc hợp nhất các cơ quan có chức năng tương đồng thực hiện theo nghị quyết của trung ương. 

Tuy nhiên, kể từ 25-11-2020, nghị định 107 của Chính phủ có hiệu lực quy định việc duy trì 17 sở, ngành "cứng" trực thuộc UBND tỉnh. Vì vậy, tỉnh quyết định tách các Sở Nội vụ, Thanh tra tỉnh ra khỏi các ban Đảng, đây là 2 sở, ngành "cứng" theo quy định của Chính phủ.

Giải thích về việc tại sao các địa phương đồng loạt tách Văn phòng UBND - Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh thành 2 cơ quan riêng biệt là Văn phòng UBND tỉnh, Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND cấp tỉnh, ông Vũ Văn Hợp - chánh Văn phòng UBND tỉnh Quảng Ninh - nói các địa phương thực hiện theo nghị quyết 1004 ngày 18-9-2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. 

Nghị quyết này nêu rõ đối với địa phương đã thực hiện thí điểm hợp nhất Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội - Văn phòng HĐND - Văn phòng UBND tỉnh thì tách trở lại thành Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND, Văn phòng UBND tỉnh.

Là 1 trong 15 địa phương có đề án sắp xếp sở - ngành gửi tới Bộ Nội vụ thời gian qua, ông Đỗ Đức Duy - bí thư Tỉnh ủy Yên Bái - cho hay việc sáp nhập các sở, ngành của tỉnh thực hiện theo nghị định 107 của Chính phủ, những sở "cứng" theo quy định của Chính phủ sẽ được tỉnh giữ nguyên. 

"Tỉnh đã đề xuất sáp nhập Sở Xây dựng với Sở GTVT, nhưng Chính phủ đã có chỉ đạo dừng thí điểm sáp nhập sở - ngành nên trước mắt tỉnh vẫn giữ nguyên 2 sở này như cũ" - ông Đỗ Đức Duy chia sẻ thêm.

Về việc sắp xếp tinh gọn bộ máy hành chính tại địa phương, ông Đỗ Đức Duy khẳng định tỉnh đang tiếp tục sắp xếp để tinh gọn bộ máy, trong tháng

12-2020 tỉnh đã thực hiện nhập một phần Sở Ngoại vụ về Văn phòng UBND tỉnh, một phần nhập về Sở Kế hoạch và đầu tư để thu gọn bộ máy hành chính. Từ ngày 1-1-2021, tỉnh Yên Bái không còn duy trì mô hình Sở Ngoại vụ nữa.

Ông Vũ Hải Nam (phó vụ trưởng Vụ Tổ chức biên chế, Bộ Nội vụ):

Vừa làm vừa hoàn thiện chính sách

Với những tỉnh đã nhập các sở, ngành rồi nếu không tách trở lại thì về nguyên tắc là không đúng quy định của Chính phủ. Với các địa phương đã nhập, nếu thấy vẫn hiệu quả cần báo cáo lại Chính phủ để triển khai tiếp. Sau một thời gian thí điểm, tỉnh ủy và UBND các địa phương sẽ tự đánh giá thấy cần thiết phải tách trở lại các sở, ngành thì họ quay lại theo quy định nghị định 107 của Chính phủ.

Năm 2019, khi tổng kết 2 năm thực hiện nghị quyết 18, Bộ Chính trị có chỉ đạo dừng mở rộng thí điểm sáp nhập sở - ngành, đồng thời tiến hành tổ chức đánh giá hiệu quả sáp nhập, việc tổ chức đánh giá sẽ do Ban Tổ chức trung ương tiến hành.

Nghị định 107 của Chính phủ mới triển khai ở giai đoạn 1, đến giai đoạn 2 nhiệm kỳ Chính phủ mới sẽ tính tiếp, nên giờ đặt vấn đề ép các địa phương phải quay lại ngay với quy định của Chính phủ trong nghị định này thì cũng không làm ngay được khi có những mô hình thí điểm cần thời gian để kiểm chứng. Nếu các địa phương khẳng định sau sáp nhập các sở - ngành hoạt động tốt, không ảnh hưởng đến quản lý nhà nước tại địa phương thì không có vấn đề gì. Nếu không ảnh hưởng gì lớn thì vẫn giữ nguyên mô hình sáp nhập.

Về phía Bộ Nội vụ, bộ đã có văn bản gửi các địa phương yêu cầu thực hiện đúng quy định của Chính phủ (theo nghị định). Tuy nhiên, chủ trương sáp nhập sở, ngành có độ mở, chúng ta vừa làm vừa hoàn thiện, theo tinh thần nghị quyết 18 có nhiều điểm mới nhưng chưa đủ điều kiện triển khai. Thời gian tới Bộ Nội vụ sẽ tiếp tục hoàn thiện chính sách tùy theo kết quả thí điểm cụ thể tại các địa phương.

Ông Thang Văn Phúc (nguyên thứ trưởng Bộ Nội vụ):

Phải bảo đảm thống nhất

Các sở, ngành phải tuân theo hệ thống quản lý chuyên ngành từ trung ương tới địa phương, không thể mỗi tỉnh một sở làm sao thống nhất được. Các ban Đảng thực hiện chức năng về mặt Đảng, còn các sở, ngành thực hiện chức năng của Nhà nước, giờ sáp nhập vào rất khó vận hành.

Ông Nguyễn Quang Đồng (viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách và phát triển truyền thông):

Nên sáp nhập sở - ngành cùng lĩnh vực để giảm đầu mối

Chỉ nên sáp nhập các sở, ngành song trùng chức năng với nhau, trong cùng lĩnh vực để giảm đầu mối quản lý. Với các ban Đảng chỉ nên sáp nhập với các ban của HĐND để chính danh các chức danh trong Đảng và thực hiện chức năng giám sát hoạt động của chính quyền các cấp.


Nhìn từ các nước: tinh gọn hay rắc rối?

Vì sao nhập rồi tách sở, ngành? - Ảnh 5.

Bộ Y tế, phúc lợi và lao động là một trong những bộ khổng lồ ở Nhật Bản, thuê đến 31.000 lao động - Ảnh: Nikkei

NHẬT BẢN: Từ năm 2000, Nhật Bản đã tái cấu trúc chính phủ, sắp xếp 23 bộ thành 13, trong đó nhiều cơ quan được sáp nhập lại theo sáng kiến của cựu thủ tướng Ryutaro Hashimoto. Việc tái sắp xếp nhằm củng cố hoạt động của chính phủ, tăng hiệu quả hợp tác giữa các cơ quan và giảm nạn quan liêu. 

"Điều này chuẩn bị các công cụ cần thiết để chấm dứt các vấn đề gây ra bởi chính quyền phân mảnh và giúp thủ tướng lãnh đạo dễ dàng hơn" - chính trị gia Kenji Eda nói. 

Ngoài ra, Nhật Bản cũng lập Văn phòng nội các để lên kế hoạch các chính sách quan trọng và phối hợp các cơ quan, hội đồng chính sách tài chính và kinh tế dưới sự lãnh đạo của thủ tướng để quyết định chính sách về ngân sách.

ÚC: "Người dân nên được tiếp cận với dịch vụ đơn giản và đáng tin cậy, dành đúng cho các nhu cầu của họ. Việc có ít bộ hơn sẽ cho phép chúng ta giảm bớt sự chồng chéo thủ tục, cải thiện việc ra quyết định và phục vụ người dân tốt hơn" - Thủ tướng Úc Scott Morrison cũng nói năm 2020 sau khi giảm số bộ, ngành trong chính phủ từ 18 xuống còn 14, trong đó các bộ như Nông nghiệp, Môi trường, Nước sẽ gộp thành một; tương tự với các nhóm bộ Hạ tầng, Giao thông và Phát triển khu vực; và bộ Giáo dục, Kỹ năng và Việc làm.

ẤN ĐỘ: Chính phủ Ấn Độ trong năm 2020 cũng đối mặt với sức ép tinh gọn bộ máy chính phủ quá nhiều bộ ngành. Năm 2019, Đảng Bharatiya Janata Party (BJP) cầm quyền khi chiến thắng bầu cử đã cam kết sẽ sáp nhập các bộ. "Để đảm bảo thực hiện các chính sách và phối hợp tốt hơn, chúng tôi sẽ nhập các bộ tương tự nhau thành các bộ - ngành. Điều này sẽ giúp các chính trị gia lập các chính sách toàn diện, tổng thể và đảm bảo việc triển khai các chính sách này suôn sẻ", Đảng BJP cho biết.

Tính đến năm 2018, Ấn Độ có đến 53 bộ lớn nhỏ gây ra nhiều vấn đề như tranh giành nguồn ngân sách, làm chậm quá trình ra quyết định trong chính phủ và choán hết chỗ để hợp tác với lĩnh vực tư nhân. Tờ India Times lấy ví dụ cho sự hoạt động kém hiệu quả của một chính phủ cồng kềnh như Bộ Đường sắt kêu ca vì mua thép đắt đỏ của Bộ Thép do bộ này hoạt động kém hiệu quả, trong khi Bộ Thép chỉ trích Bộ Đường sắt mua hàng của công ty tư nhân.

Sáp nhập cũng có vấn đề

Tại Nhật, Bộ Y tế, phúc lợi và lao động mới đây đòi tách trở lại thành Bộ Y tế, Bộ Phúc lợi và lao động vì cho rằng bộ này phải ôm đồm một lĩnh vực quá rộng và đã xảy ra nhiều vấn đề, bê bối. Ngoài ra, nhiều ý kiến chỉ trích việc tập trung quyền lực về các văn phòng dưới quyền thủ tướng khiến các chính trị gia phải theo các ý định của thủ tướng, theo Japan Times.

TRẦN PHƯƠNG

"Có trục trặc" nhưng chưa đánh giá toàn diện

Vì sao nhập rồi tách sở, ngành? - Ảnh 7.

Sở Văn hóa, thông tin, thể thao và du lịch tỉnh Bạc Liêu sau khi được hợp nhất - Ảnh: CHÍ QUỐC

Đây là nhận định bước đầu của Bạc Liêu, Cần Thơ, Trà Vinh - các địa phương ở ĐBSCL có thực hiện việc sáp nhập sở, ngành, ban Đảng thời gian qua.C.QUốC - L.DÂN - H.THƯƠNG

* BẠC LIÊU: Đây là địa phương duy nhất ở ĐBSCL hoàn thành việc thành lập 2 sở trên cơ sở hợp nhất 4 sở vào cuối năm 2018 (thành lập Sở Văn hóa - thông tin, thể thao và du lịch trên cơ sở từ Sở Văn hóa - thể thao và du lịch với Sở Thông tin - truyền thông; Sở GD-KH-CN trên cơ sở hợp nhất Sở GD-ĐT với Sở KH-CN). Sau khi hợp nhất, trụ sở Sở Văn hóa - thể thao và du lịch (cũ) được giao cho một nhà đầu tư thực hiện dự án "Khu công tử Bạc Liêu", trụ sở Sở KH-CN (cũ) đang là trụ sở một trung tâm trực thuộc Sở GD-KH-CN.

Ông Ngô Công Hầu - giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Bạc Liêu - cho biết qua một thời gian hoạt động cho thấy việc thành lập 2 sở nêu trên có những thuận lợi, đặc biệt là giúp tinh gọn bộ máy, giảm đầu mối, giảm biên chế và giảm chi ngân sách nhà nước. Cụ thể, trước đây 2 sở có 2 giám đốc, 6 phó giám đốc, sau khi sáp nhập chỉ còn 1 giám đốc, 3 phó giám đốc đồng nghĩa với giảm một nửa vị trí lãnh đạo. Còn về cơ cấu, trước đây 2 sở có 15 phòng, nay sáp nhập chỉ còn 8- 9 phòng.

"Về chuyên môn thì bước đầu cũng có những bất cập, nhưng hiện tại do chưa có tổng kết nên chúng tôi chưa có đánh giá toàn diện. Có thể trong năm 2021, Tỉnh ủy, UBND tỉnh có chỉ đạo tổng kết, chúng tôi sẽ gặp các sở được hợp nhất này để nắm tâm tư cũng như có đánh giá toàn diện các mặt được và chưa được", ông Hầu nói.

* TP CẦN THƠ: ông Nguyễn Hoàng Ba, giám đốc Sở Nội vụ TP Cần Thơ, cho biết năm 2019 TP đã sáp nhập Thanh tra và Ủy ban kiểm tra Quận ủy Ô Môn thành một. Mặc dù chưa có họp đánh giá nhưng qua theo dõi hoạt động công việc của đơn vị này bình thường, chưa có gì trục trặc. "Nói chung công việc cũng được, ở cấp huyện có thanh tra mời kiểm tra, có kiểm tra mời thanh tra vào cùng một đoàn" - ông Hoàng Ba nói. Hai đơn vị này không có trụ sở riêng, ở chung với Quận ủy và UBND quận nên sau khi sáp nhập cán bộ, công chức bên nào vẫn làm việc ở chỗ đó.

Tuy nhiên, theo ông Hoàng Ba, sáp nhập về thực tế thì phù hợp vì làm nhiệm vụ giống nhau, còn theo quy định thì không phù hợp. Thanh tra làm công việc bên chính quyền theo luật, Ủy ban kiểm tra làm việc bên Đảng theo quy định, điều lệ Đảng nên sáp nhập vướng quy định.

* TRÀ VINH: Theo chỉ đạo của Tỉnh ủy Trà Vinh, các huyện, thị, TP tỉnh Trà Vinh phải hoàn thành thực hiện việc hợp nhất cơ quan kiểm tra cấp ủy với thanh tra cấp huyện và đi vào hoạt động ổn định vào cuối năm 2018. Theo đó, mục tiêu hợp nhất cơ quan kiểm tra cấp ủy với thanh tra cấp huyện nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, giảm đầu mối, khắc phục tình trạng chồng chéo, dàn trải, trùng lặp trong triển khai thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định, tạo sự thống nhất, đồng bộ về mô hình tổ chức trong hệ thống chính trị trên địa bàn cấp huyện; tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, thống nhất của cấp ủy, chính quyền trong công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát.

"Chỉ là trả lại tên cho em"

Một lãnh đạo TP Đà Nẵng cho biết việc TP Đà Nẵng tách Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội - HĐND - UBND thành 2 đơn vị là Văn phòng UBND TP và Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội - HĐND TP từ ngày 1-1-2021 là thực hiện theo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Trước đó, vào năm 2019, Đà Nẵng cùng với các địa phương khác là Bắc Kạn, Hà Giang, Hà Tĩnh, Lâm Đồng, Quảng Ninh, Tây Ninh, Thái Bình, TP.HCM và Tiền Giang tiến hành thực hiện thí điểm hợp nhất Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Văn phòng HĐND và Văn phòng UBND cấp tỉnh thành Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội - HĐND và UBND. Thời gian thực hiện thí điểm nhập ba văn phòng thành một văn phòng theo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội là 1 năm. Tuy nhiên, sau hơn 1 năm thí điểm, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có nghị quyết mới thống nhất tổ chức lại và cho tách Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội - HĐND - UBND.

"Thực tế trước đây khi sáp nhập ba văn phòng thành một đã phát sinh một số điểm bất cập do chức năng tham mưu, phục vụ nhiều đối tượng khác nhau nên khó đảm bảo tính khách quan trong hoạt động của từng lĩnh vực. Việc này khó tránh khỏi tình trạng "vừa đá bóng vừa thổi còi" trong công việc đồng thời cho 2 hệ thống cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp" - vị lãnh đạo này nói.

Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Trung Chinh cho rằng việc tổ chức lại Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND và Văn phòng UBND TP là chủ trương đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tiễn. Theo ông Chinh thì không có gì mới, chỉ là "trả lại tên cho em thôi".

HỮU KHÁ

Nhập rồi không tách nữa

Tại Quảng Ninh, việc sáp nhập cơ quan Tổ chức - Nội vụ, cơ quan Kiểm tra - Thanh tra cấp huyện, thị, TP đã giảm từ 56 đầu mối xuống còn 28 đầu mối; giảm 4 cấp trưởng, 27 cấp phó. Ông Vũ Quyết Tiến - trưởng Ban tổ chức Tỉnh ủy, giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ninh - cho biết đến nay tỉnh Quảng Ninh vẫn giữ nguyên mô hình sở - ngành sau sáp nhập, hợp nhất, chưa có chủ trương tách trở lại như một số địa phương khác đang làm.B.NGỌCÔng Nguyễn Văn Hiếu, trưởng Ban tổ chức Tỉnh ủy Trà Vinh, cho biết trong quý 1-2021 sẽ có khảo sát đánh giá sơ kết về việc hợp nhất cơ quan kiểm tra cấp ủy với thanh tra cấp huyện. Còn việc hợp nhất này có hiệu quả hay không thì phải đợi đến đợt sơ kết đánh giá sắp tới mới biết được.

B.NGỌC

Sau hơn 1 năm nhập vào, Văn phòng UBND TP Đà Nẵng lại tách raSau hơn 1 năm nhập vào, Văn phòng UBND TP Đà Nẵng lại tách ra

TTO - Sau hơn 1 năm sáp nhập, văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội - HĐND - UBND lại tách ra thành 2 đơn vị. Quyết định tách ra có hiệu lực từ ngày 1-1-2021.

Xem thêm: mth.9965238080101202-hnagn-os-hcat-ior-pahn-oas-iv/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Vì sao nhập rồi tách sở, ngành?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools