Năm 2021, các ngân hàng thương mại phải xây dựng kế hoạch kinh doanh theo hướng giảm chỉ tiêu lợi nhuận, cắt giảm chi phí để có điều kiện giảm lãi suất cho vay, nhất là đối với khoản vay cũ, khoản vay trung dài hạn… Đây là một trong những nhiệm vụ năm 2021 được Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đặt ra.
Theo chuyên gia kinh tế, chênh lệch giữa lãi suất đầu vào và đầu ra hiện nay khoảng 2,5% - mức tương đối thấp so với mức chênh khoảng 2,8 - 3% của các quốc gia khác trong khu vực.
Với mức chênh lệch thấp, tiền lãi từ hoạt động tín dụng của ngân hàng không nhiều, cơ bản chỉ đủ bù đắp các chi phí hoạt động. Dù các ngân hàng ủng hộ việc tiếp tục giảm lãi suất, chuyên gia cũng cho rằng cần cân đối hài hòa lợi ích giữa ngân hàng - khách hàng, và trên hết phải là ổn định kinh tế vĩ mô.
Ảnh minh họa - Dân trí.
Ông Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng - Ngân hàng BIDV cho hay: "Phải để ý đến áp lực lạm phát trong năm tới, trong bối cảnh kinh tế thế giới, Việt Nam phục hồi tương đối tốt, nhu cầu tín dụng sẽ tăng trở lại, lãi suất sẽ bị áp lực rất lớn. Nếu giảm lãi suất sẽ tạo điều kiện cho lạm phát tăng lên, như vậy sẽ đi ngược với mục tiêu cố gắng kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam".
Năm 2021 này, nếu chỉ số lạm phát tiếp tục được kiểm soát ở mức thấp, cùng với các ngân hàng đồng hành tiết giảm chi phí thì mức lãi suất cho vay được dự báo sẽ giảm từ 0,5 - 1% nữa tùy từng ngân hàng và mối quan hệ của ngân hàng với khách hàng, doanh nghiệp. Đây sẽ là cố gắng lớn của ngành ngân hàng, trong bối cảnh lạm phát và lãi suất đầu vào áp lực tăng lên.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.51431605180101202-1202-man-gnort-meht-maig-es-yav-ohc-taus-ial/et-hnik/nv.vtv