vĐồng tin tức tài chính 365

Ngành tài chính phải tháo gỡ vướng mắc, tạo điều kiện cho sản xuất

2021-01-08 18:26

Ngành tài chính phải tháo gỡ vướng mắc, tạo điều kiện cho sản xuất

Hoàng Thắng

(TBKTSG Online) - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu lấy sản xuất làm gốc để phát triển hoạt động sản xuất - kinh doanh, khơi dậy nguồn lực đất nước. Ngành tài chính phải tiếp tục cải cách hành chính theo hướng hiện đại hóa, cắt giảm thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, xây dựng chính phủ điện tử phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác tài chính - ngân sách Nhà nước năm 2020, triển khai nhiệm vụ năm 2021. Ảnh: TTXVN

Ông Đinh Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết, ước thực hiện thu cân đối ngân sách Nhà nước năm 2020 đạt trên 1,5 triệu tỉ đồng - bằng 98% số thu dự toán được điều chỉnh là 1,538 triệu tỉ đồng và tăng gần 184.000 tỉ đồng so số thu được Bộ này báo cáo Quốc hội trước đó.

Về số thu ngân sách của mỗi lĩnh vực, ông Dũng cho biết thu nội địa cơ bản đạt dự toán, thu từ dầu thô đạt 98,3%. Còn tổng thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đạt 93,8% dự toán, nhưng, thì cân đối ngân sách Nhà nước chỉ đạt 86,2% dự toán, sau khi trừ số đã hoàn thuế giá trị gia tăng.

Với chi ngân sách, người đứng đầu ngành Tài chính cho biết ngân sách Nhà nước chi trên, gồm 18.000 tỉ đồng được chi cho công tác phòng, chống dịch Covid-19 và hỗ trợ người dân chịu tác động của đại dịch, theo Nghị quyết 37 và 42 của Chính phủ.

Theo đó, ngân sách Trung ương đã dành 12.400 tỉ đồng dự phòng để hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả bão, mưa lũ. Đồng thời, xuất cấp gần 37.000 tấn gạo dự trữ quốc gia để cứu trợ, cứu đói cho nhân dân, khắc phục hậu quả thiên tai và giáp hạt đầu năm.

Còn địa phương sử dụng khoảng 8.200 tỉ đồng dự phòng ngân sách địa phương và nguồn lực tại chỗ để chi cho công tác phòng chống dịch Covid-19, khắc phục hậu quả thiên tai.

Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đã chủ động trình cấp thẩm quyền cho phép thực hiện những biện pháp gồm: yêu cầu tiết kiệm 70% kinh phí hội nghị, công tác phí trong và ngoài nước và tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên khác; chưa thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở; yêu cầu các địa phương chủ động điều hành ngân sách địa phương.

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, mức bội chi ngân sách năm 2020 dự kiến bằng 3,93% GDP ước thực hiện, số bội chi tuyệt đối tăng khoảng 14.000 tỉ đồng so với dự toán.

“Ngân sách đã bố trí đủ nguồn đáp ứng kịp thời, đầy đủ các nhiệm vụ chính trị quan trọng, trong đó có chi đầu tư phát triển, chi đảm bảo an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh theo dự toán nhờ chủ động trong điều hành”, ông Dũng chia sẻ tại Hội nghị tổng kết công tác tài chính ngân sách năm 2020 và triển khai nghiệm vụ năm 2021.

Ông Dũng cũng cho biết, tổng thu ngân sách đạt 6,89 triệu tỉ đồng trong giai đoạn 2016–2020, bằng 100,4% kế hoạch. Đáng chú ý, cơ cấu thu đã bền vững hơn khi tỷ trọng thu nội địa bình quân tăng từ mức 68% của giai đoạn 2011-2015 lên mức 85,5% trong năm 2020, còn tỷ trọng thu từ dầu thô và hoạt động xuất nhập khẩu giảm từ mức 30% giai đoạn 2011-2015 xuống còn khoảng 14,2% trong năm 2020.

Tổng chi ngân sách trong cùng giai đoạn ước đạt khoảng 7,66 triệu tỉ đồng, tỷ trọng chi bình quân trong giai đoạn này bằng 28% GDP. Theo đó, cơ cấu chi chuyển dịch theo hướng tăng chi đầu tư phát triển và giảm chi thường xuyên xuống dưới 64%.

Kết quả, bội chi ngân sách Nhà nước bình quân giai đoạn 2016-2020 là khoảng 3,6% GDP, đảm bảo mục tiêu không quá 3,9% GDP theo Nghị quyết 25 của Quốc hội. Dư nợ công khoảng 55,8% GDP, nợ Chính phủ khoảng 49,6% GDP, tính tới cuối năm 2020.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận định, tổng thu ngân sách Nhà nước năm 2020 chỉ giảm hơn 30.000 tỉ đồng là kết quả tích cực trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế thấp khiến việc điều kiện thu ngân sách gặp nhiều khó khăn.

Dự báo năm 2021 sẽ xuất hiện nhiều diễn biến phức tạp khi khủng hoảng nợ công trên phạm vi toàn cầu có thể xảy ra, bên cạnh lo ngại dịch bệnh, Thủ tướng cho rằng Việt Nam phải tiếp tục thực hiện mục tiêu kép - đẩy lùi đại dịch và phát triển kinh tế. Để thực hiện được mục tiêu này, Thủ tướng chỉ đạo ngành tài chính phải lấy sản xuất làm gốc - khơi gợi nhiều nguồn lực và đổi mới tư duy theo hướng vì cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, ngoài nhiệm vụ thu - chi ngân sách.

Đề xuất giải pháp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết ngành tài chính cần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có tâm và tầm. Đồng thời tiếp tục cải cách hành chính theo hướng hiện đại hóa, thực hiện các giải pháp gồm: cắt giảm thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, xây dựng chính phủ điện tử phục vụ người dân, doanh nghiệp.

“Những gì gây phiền hà, phức tạp cho người dân, doanh nghiệp thì chúng ta nên tháo gỡ, tạo điều kiện cho sản xuất”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu.
 

Xem thêm: lmth.taux-nas-ohc-neik-ueid-oat-cam-gnouv-og-oaht-iahp-hnihc-iat-hnagn/715213/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Ngành tài chính phải tháo gỡ vướng mắc, tạo điều kiện cho sản xuất”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools