Mô hình linh vật con trâu theo phong cách Nhật Bản được trang trí tại trung tâm thương mại Diamond Plaza, Q.1, TP.HCM
Họ nhận làm công nhân trang trí tiểu cảnh vui xuân tại một xưởng sản xuất ở huyện Bình Chánh, TP.HCM. Mỗi người một công đoạn cho đỡ mất sức, từ sơn phủ, hàn cắt, dán mút đến mặc áo cho linh vật; ai cũng tất bật để kịp đúng tiến độ cho các tiểu cảnh sớm ra đường.
Sống dè sẻn để có dư tiền mang về cho gia đình, các công nhân quyết định sinh hoạt ngay tại xưởng. Những chiếc võng, nồi cơm điện hay bếp gas nhỏ được các anh mang từ quê lên để dùng chung và xem nhau như người nhà.
Anh Trần Vĩnh Xuyên (quê Cần Thơ) cho biết: "Việc không quá cực nhưng đòi hỏi phải có sức khỏe và tay nghề thẩm mỹ. Chúng tôi làm tiểu cảnh cả ngày đêm để cho nhiều người chiêm ngưỡng nên ra đường nghe được khen là vui lắm. Xong mỗi đợt thời vụ tôi có thêm 25-35 triệu đồng mang về cho gia đình trang trải mùa tết và thêm được số vốn cho mùa vụ sau".
Sau khi hoàn thiện tại xưởng, đội thi công sẽ vận chuyển đến trung tâm thương mại, dựng tiểu cảnh ngay trong đêm khuya (từ 22h đến 7h sáng).
Công nhân thi công hoa mai từ rọ trang trí cho trung tâm Saigon Centre
Anh Trần Vĩnh Xuyên (bìa trái, quê Cần Thơ) cùng anh em làm mạch điện cho lightbox
Anh Trần Nhật Quang (phải) phác thảo mô hình trước khi cho ra khung
Nhóm thi công xuyên đêm để các tiểu cảnh kịp đón chào ngày mới với người dân thành phố
Nhóm thi công ban đêm gồm 15 người, bắt đầu làm việc từ 22h đến 7h sáng
Những lúc rảnh, các anh gọi video về cho gia đình để đỡ nhớ nhà
Anh Trần Thăng Giáp (Thanh Hóa) treo người chỉnh sửa hệ thống đèn lúc 2h ngày 9-1 để kịp bàn giao công trình
TTO - 5 hộ gia đình ở Khánh Lợi, Tân Phước Khánh, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương thầm lặng gìn giữ nghề làm heo đất đã hơn 20 năm.
Xem thêm: mth.92560540101101202-tet-irt-gnart-ehgn-mal-nad-gnon-ihk/nv.ertiout