Nhiều ý kiến cho rằng quản lý chồng chéo, thiếu giám sát cản trở phát triển bền vững rừng Việt Nam - Ảnh: QUỐC NAM
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi tới Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng về nghiên cứu, xử lý thông tin phản ánh về giá trị của rừng.
Theo đó, ngày 24-12-2020, báo Tuổi Trẻ có bài viết nêu ý kiến của đại diện Tổ chức Hợp tác quốc tế Đức, Việt Nam chưa tính đúng, tính đủ giá trị của rừng trong đấu giá quyền sử dụng rừng, cho thuê rừng, việc bồi thường khi giao rừng chỉ tính giá trị gỗ, lâm sản, chưa tính giá trị giảm thiệt hại thiên tai, chức năng hệ sinh thái... Không tính đúng, tính đủ hoặc định giá thấp giá trị của rừng dẫn đến chuyển mục đích sử dụng đất rừng dễ hơn trước sức ép phát triển kinh tế.
Về vấn đề này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ NN&PTNT nghiên cứu, hoàn thiện chính sách quản lý rừng.
Trước đó, ngày 24-12, báo Tuổi Trẻ có bài "Quản lý chồng chéo, thiếu giám sát cản trở phát triển bền vững rừng Việt Nam".
Theo đó, tại hội thảo Bảo tồn và phục hồi hệ thống rừng tự nhiên Việt Nam ngày 23-12, các đại biểu đã chỉ ra thực trạng quản lý rừng hiện có sự chồng chéo giữa các ban quản lý rừng đặc dụng và lực lượng kiểm lâm, thiếu ngân sách quản lý bảo vệ, thiếu thực thi giám sát, tính toán giá trị rừng không đầy đủ (chỉ tính giá trị lâm sản mà không tính những giá trị về cảnh quan, sức khỏe, du lịch, an ninh nguồn nước…).
Những khó khăn và thách thức này là lực cản để phát triển bền vững rừng đặc dụng, quản lý bảo vệ rừng tự nhiên ở Việt Nam phù hợp với điều kiện kinh tế, cảnh quan, xã hội và các cam kết quốc tế của Việt Nam.
Trong bối cảnh kinh phí bảo vệ và phát triển rừng từ ngân sách không nhiều, việc xã hội hóa như phát triển du lịch sinh thái nội địa, đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ, liên kết giữa các khu bảo tồn, thu hút đầu tư của tư nhân, kêu gọi doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ có thiện chí và sự tham gia của cộng đồng hưởng lợi từ rừng là vấn đề cấp bách cần làm tốt hơn để làm tăng nguồn thu từ dịch vụ hệ sinh thái từ rừng và bảo vệ phát triển rừng tự nhiên một cách có ý nghĩa.
Để làm được điều này, cần có và hoàn thiện khung pháp lý và cơ chế thu hút đầu tư cho cả hệ thống rừng đặc dụng và rừng phòng hộ, cơ chế chia sẻ lợi ích công bằng, chính sách đặc thù cho các ban quản lý rừng.
TTO - Tính đúng giá trị của rừng, độ che phủ rừng tự nhiên nào là phù hợp, tác dụng giảm thiệt hại thiên tai của rừng được định giá bao nhiêu… là một số vấn đề được đặt ra tại hội thảo Bảo tồn và phục hồi hệ thống rừng tự nhiên Việt Nam ngày 23-12.
Xem thêm: mth.34824911221101202-gnur-auc-irt-aig-ev-hna-nahp-nit-gnoht-uuc-neihgn-uac-uey-gnout-uht/nv.ertiout