vĐồng tin tức tài chính 365

Cổ phiếu BĐS vẫn chưa ngừng tăng, VN-Index vượt mốc 1.190 điểm trong phiên 12/1

2021-01-13 07:03

Phiên giao dịch ngày 12/1, thị trường chứng khoán chịu áp lực chốt lời ngay ngay ở khoảng thời gian đầu của phiên giao dịch. Các chỉ số đều có một khoảng thời gian giao dịch ở dưới mốc tham chiếu. Tuy nhiên, tương tự như các phiên giao dịch gây đây, sự điều chỉnh diễn ra không quá lâu, thay vào đó, lực cầu dâng cao và tiếp tục dịch chuyển đến nhiều nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn khác nhau giúp nâng đỡ các chỉ số đi lên.

Nhóm cổ phiếu thép gây sự chú ý khi đồng loạt tăng giá mạnh, trong đó, HPG tăng đến 4,3% lên 44.900 đồng/cp và khớp lệnh 22,7 triệu cổ phiếu, HSG cũng tăng 4,1% lên 25.100 đồng/cp và khớp lệnh 9,6 triệu cổ phiếu. Các mã như POM, TLH, NKG… cũng đều tăng giá trên 2%.

Các cổ phiếu ảnh hưởng lớn nhất đến VN-Index. Nguồn: Fialda.

Bên cạnh đó, các cổ phiếu lớn như HVN, FPT, SAB, GVR, VCB… cũng đều giao dịch theo chiều hướng tích cực và giúp củng cố vững sắc xanh của các chỉ số, trong đó, HVN tăng 2,6% lên 32.000 đồng/cp, FPT tăng 1,7% lên 65.800 đồng/cp, SAB tăng 1,6% lên 205.500 đồng/cp.

Ở nhóm cổ phiếu bất động sản, các mã vốn hóa lớn như VIC, VHM, BCM hay THD đều giữ được sắc xanh, trong đó, VIC và VHM tăng lần lượt 0,5% và 0,3%. BCM tiếp tục tăng mạnh 3,6% lên 52.100 đồng/cp, THD tăng 3,6% lên 129.500 đồng/cp.

Nhóm cổ phiếu bất động sản vừa và nhỏ vẫn giữ được đà tăng tốt với việc các mã như TID, PFL, IDV, DIG, CIG, HQC, TNT hay PVL đều được kéo lên mức giá trần. VCR tăng đến 10,7% lên 25.800 đồng/cp, KBC tăng 5,9% lên 29.850 đồng/cp, FLC tăng 5,7% lên 5.020 đồng/cp, DRH tăng 5,6% lên 12.350 đồng/cp, TCH tăng 3,7% lên 25.000 đồng/cp, ITA tăng 3,6% lên 8.070 đồng/cp.

Các cổ phiếu ảnh hưởng lớn nhất đến HNX-Index. Nguồn: Fialda.

Chiều ngược lại, một số cổ phiếu bất động sản giảm giá đáng chú ý có TIG, OGC, SCR, AGG, NLG… Trong đó, OGC giảm 1,9% xuống 8.780 đồng/cp. TIG giảm 2,5% xuống 7.700 đồng/cp. SCR giảm 1,3% xuống 9.650 đồng/cp. NLG giảm 1,2% xuống 34.000 đồng/cp sau thông tin ông Nguyễn Xuân Quang, Chủ tịch HĐQT công ty đăng ký bán 2 triệu cổ phiếu từ ngày 13/1 đến 11/2. Phương thức giao dịch thỏa thuận nhằm cơ cấu đầu tư. Một doanh nghiệp cũng do ông Quang làm Chủ tịch là Công ty TNHH Đầu tư Tân Hiệp cũng đăng ký bán 1,5 triệu cổ phiếu từ ngày 15/1 đến 13/2 theo phương thức thỏa thuận.

Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index tăng 7,39 điểm (0,62%) lên 1.192,28 điểm. Toàn sàn có 269 mã tăng, 178 mã giảm và 54 mã đứng giá. HNX-Index tăng 2,85 điểm (1,3%) lên 221,97 điểm. Toàn sàn có 125 mã tăng, 83 mã giảm và 44 mã đứng giá. UPCoM-Index tăng 0,94 điểm (1,22%) lên 77,89 điểm.

Các cổ phiếu khớp lệnh mạnh nhất. Nguồn: Fialda.

Thanh khoản trên hai sàn niêm yết giảm so với phiên trước đó nhưng vẫn cao hơn mức trung bình 20 phiên với giá trị giao dịch đạt 18.183 tỷ đồng tương ứng với khối lượng giao dịch 887 triệu cổ phiếu, trong đó giao dịch thỏa thuận chiếm 1.046 tỷ đồng. ITA, HQC và FLC là 3 mã bất động sản nằm trong top 10 về khối lượng khớp lệnh toàn thị trường, trong đó, ITA khớp lệnh được 22,2 triệu cổ phiếu còn HQC và FLC lần lượt là 22 triệu cổ phiếu và 21,6 triệu cổ phiếu.

Khối ngoại tiếp tục bán ròng trên 2 sàn HoSE và UPCoM, trong khi mua ròng ở HNX. Tính tổng cộng, khối ngoại tiếp tục bán ròng 277 tỷ đồng trên toàn thị trường. VRE, DXG và VIC nằm trong top 10 về giá trị bán ròng của khối ngoại, trong khi đó, NVL được mua ròng 107 tỷ đồng. CII và TCH cũng là 2 mã bất động sản nằm trong top mua ròng của khối ngoại với lần lượt 25 tỷ đồng và 17,5 tỷ đồng.

Theo phân tích của Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS), kịch bản của phiên 12/1 tiếp tục giống các phiên trước, đầu phiên áp lực chốt lời gia tăng và cầu bắt giá thấp sau đó xuất hiện khiến thị trường tăng mạnh hơn; về phiên chiều thì giao dịch đi ngang là chủ yếu do hệ thống đã bị nghẽn. Có thể thấy là thị trường chứng khoán tiếp tục trong trạng thái hưng phấn với việc nhà đầu tư đua nhau mua cổ phiếu khiến hệ thống tiếp tục bị nghẽn và thanh khoản khớp lệnh trên HoSE suy giảm nhưng vẫn cao trên mức trung bình 20 phiên.

 Thị trường đang trên đường thiết lập những kỷ lục mới về số tuần tăng liên tiếp cũng như mức tăng từ 2007 đến nay với 11 tuần và mức tăng gần 30% giá trị vốn hóa. Trên thị trường phái sinh, tâm lý của các nhà giao dịch có phần chùng xuống với việc các hợp đồng tương lai giảm và thu hẹp mức basis dương xuống còn 22 - 25 điểm.

Và trên góc độ sóng elliot, thị trường hiện đang nằm ở cuối sóng 3 và có thể sẽ cần nhịp điều chỉnh của sóng 4 nhằm giúp thị trường bớt nóng, trước khi quay trở lại sóng tăng 5. Do hiện tại đã khá gần đỉnh lịch sử quanh 1.211 điểm nên nhà đầu tư có thể tiếp tục cơ cấu danh mục theo hướng bán các cổ phiếu có dấu hiệu tạo đỉnh, có thể giữ lại với các cổ phiếu đang có đà tăng tốt nhằm bảo vệ lợi nhuận đã đạt được và chờ đợi thị trường điều chỉnh về các vùng giá hấp dẫn hơn để tham gia.

Xem thêm: lmth.02400000042210202-1-21-neihp-gnort-meid-0911-com-touv-xedni-nv-gnat-gnugn-auhc-nav-sdb-ueihp-oc/nv.semitaer

Comments:0 | Tags:No Tag

“Cổ phiếu BĐS vẫn chưa ngừng tăng, VN-Index vượt mốc 1.190 điểm trong phiên 12/1”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools