TBKTSG số 3-2021: Thu thuế dịch vụ số
Tòa soạn TBKTSG
(TBKTSG Online) – Dịch vụ số ngày càng trở thành một thị trường có giá trị giao dịch khổng lồ, là nguồn thu thuế đáng kể của các chính phủ, song việc thu thuế kinh doanh nền tảng số lẫn từ các nhà cung ứng dịch vụ số còn nhiều lúng túng.
Theo tiến sĩ Võ Đình Trí trong bài viết Thuế dịch vụ số: phức tạp ở chỗ nào? trên TBKTSG sáng mai (14-1), đối với thuế thu nhập doanh nghiệp, những nước đang phát triển như Việt Nam khó có tiếng nói riêng của mình mà cần ủng hộ phương án phù hợp với mình hơn trong các thảo luận đàm phán giữa các nước lớn nhóm G20 hay OECD.
Cũng về những thách thức của việc thu thuế kinh doanh thương mại điện tử và các nền tảng số, nhóm tác giả Trương Thị Hiền và Nguyễn Tấn Phát của Công ty luật Phuoc & Partners nhận định việc thu thuế nhà thầu đối với nhà thầu nước ngoài công nghệ tại Việt Nam, dù có áp dụng Luật Quản lý thuế 2019, cũng sẽ rất khó khăn trong thực tế, mà tùy thuộc vào sự trung thực trong việc kê khai doanh thu của các nhà thầu. (bài Thu thuế kinh doanh trên nền tảng kỹ thuật số: Vấn đề pháp lý hay vấn đề công nghệ? - kỳ 2).
Các đề tài thời sự khác:
Một con số rất đáng lo ngại! (mục Ý kiến): Một nguồn vốn đầu tư lớn không biến thành tài sản để từ đó tạo tăng trưởng cho nền kinh tế và việc làm cho xã hội, nhưng lại “chạy đi đâu đó” một cách bí ẩn là điều rất đáng lo.
Để không ngừng đổi mới sáng tạo (Châu Phan): Việt Nam xác định các lĩnh vực đổi mới sáng tạo còn chung chung, gồm các lĩnh vực tự cho mình có thế mạnh như nông nghiệp, công nghiệp chế biến chế tạo và công nghệ thông tin, trong khi lại bỏ qua những lĩnh vực thiết yếu, có tính xu hướng mới, ví dụ đổi mới sáng tạo trong nghiên cứu - phát triển ở các lĩnh vực liên quan đến y tế.
Sửa đổi Luật Đất đai: Bước tới bằng cách nhìn lại! (Phan Nhật): Vui vì Chính phủ quyết tâm có một dự án luật sửa đổi sau “bước lùi”. Buồn vì luật vừa làm ra đã có kế hoạch sửa đổi.
Chính sách kinh tế của ông Joe Biden và tác động đến Việt Nam (Phan Minh Ngọc): Vấn đề thâm hụt thương mại giữa Việt Nam và Mỹ sẽ được ông Joe Biden xem xét như là kết quả của nhiều yếu tố ngoài chuyện thao túng tiền tệ, nhưng không có nghĩa ông Biden xem nhẹ hay bỏ qua.
Khó khăn vẫn chưa qua, nhưng hạn tái cơ cấu nợ đã hết (Thụy Lê): Nếu được gia hạn thời gian tái cơ cấu, giữ nguyên nhóm nợ cho các khách hàng vẫn bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, các ngân hàng sẽ san sẻ, dàn trải áp lực nợ xấu trong khoảng thời gian dài hơn, tận dụng thêm năm 2021 để tích lũy thêm lợi nhuận và nguồn lực dự phòng.
Mở rộng tiền tệ - tín dụng: Sức ép lạm phát và bong bóng giá tài sản (Phạm Thế Anh): Hưởng lợi từ chính sách tiền tệ mở rộng chủ yếu là khu vực ngân hàng - tài chính hơn là khu vực sản xuất. Bong bóng tài sản có thể không chỉ gây bất ổn kinh tế vĩ mô làm chậm quá trình hồi phục của nền kinh tế, mà còn làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo trong xã hội.
VN-Index trước ngưỡng “siêu kháng cự” 1.200 điểm (Thanh Thủy): Chỉ số VN-Index trải qua tuần giao dịch đầu tiên của năm 2021 với trọn vẹn 5 phiên tăng điểm. 10 tuần liên tiếp duy trì sắc xanh là kỷ lục mới của VN-Index kể từ năm 2010.
Tiền đồng tăng giá tác động gì đến thị trường chứng khoán? (Triêu Dương): Đà mạnh lên của tiền đồng liệu có giúp thu hút thêm dòng vốn ngoại tệ trong nước chuyển sang?
Chính sách tiền tệ tạo động lực cho tài khóa (Phạm Minh): Lãi suất hạ đã thúc đẩy nhu cầu mua trái phiếu chính phủ.
Phát hành trái phiếu doanh nghiệp được cởi trói! (Linh Trang): So với Nghị định 81, điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong Nghị định 153/2020 đã được sửa đổi là “dễ thở” hơn cho doanh nghiệp.
Nếu có nhu cầu, nên chủ động vay vốn khi giá rẻ (Ngọc Khanh): Dự báo lạm phát sẽ âm trong một vài tháng tới. Mặt bằng lãi suất chưa thể tăng nhanh trở lại. Doanh nghiệp nên chủ động vay vốn lúc giá rẻ.
Lộ “gót chân Achilles” trong Luật Doanh nghiệp 2020 (Trương Trọng Hiểu): Khá sốc khi một dự án luật được đầu tư nhiều tâm sức như Luật Doanh nghiệp 2020 mà cũng cần phải sửa ngay khi vừa mới được thông qua và có hiệu lực.
Sáu vấn đề của doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam (Trần Khắc Điền): Doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam có nhiều khiếm khuyết trong các vấn đề: chiến lược, thông tin, công nghệ, vốn, quản trị và nguồn nhân lực.
Mở và đóng trong quản lý lao động nước ngoài (Phan Thị Ngọc Thắng): Bên cạnh những thay đổi tích cực, Bộ luật Lao động mới (áp dụng từ ngày 1-1-2021) vẫn chưa ghi nhận một số trăn trở và kỳ vọng của người lao động nước ngoài, chẳng hạn kỳ vọng về việc chỉ cần một giấy phép lao động cho cùng một vị trí công việc nhưng được làm cho nhiều doanh nghiệp.
Du lịch vẫn chờ “xuân” (Đào Loan): Dù lượng du khách trong kỳ nghỉ Tết Dương lịch 2021 tăng trưởng khá tốt nhưng giới kinh doanh du lịch vẫn chưa thể lạc quan.
Tham vọng hướng tới doanh thu “vạn tỉ” (Dũng Nguyễn gặp gỡ ông Cổ Gia Thọ, Chủ tịch HĐQT tập đoàn Thiên Long): Để đạt mức doanh thu 10.000 tỉ đồng vào năm 2025 thì mức tăng trưởng bình quân năm của tập đoàn văn phòng phẩm Thiên Long phải ở mức 25%. Liệu kế hoạch này có quá tham vọng?
Tiêu tha hồ và tha hồ… tiêu! (Nguyễn Quang Bình): Còn nhiều con đường để nâng giá trị, đa dạng hóa sản phẩm hột hồ tiêu.
Hydro, nhiên liệu tương lai cho giao thông vận tải? (Dr.-Ing Thái Thanh Phương): Hiệp ước Paris 2015 là động lực nhưng cũng là sức ép lên các quốc gia ký kết trong đó có Việt Nam, về việc phải triển khai những chính sách và đề án để chung tay giảm thiểu hiệu ứng nhà kính.
“Pierre Cardin – người thầy lớn của tôi trong kinh doanh và cuộc sống” (Kim Yến): Pierre Cardin vừa tạ thế ở tuổi 98. Ông có mối thâm tình với ông Trần Chiến, Chủ tịch Hội đồng thành viên An Phước Group. Cuộc gặp gỡ giữa ông Trần Chiến và ông Pierre Cardin năm 1997 tại Pháp đã khởi đầu cho sự hợp tác chân tình và bền vững hàng chục năm sau.
Đàn ông trụ cột gia đình? (Sơn Tùng): Bạn vẫn nghĩ “đàn ông là trụ cột gia đình” ư? Thử hình dung “mẹ bọn trẻ” vắng nhà vài tuần, nhà bạn sẽ ra sao?
Soul - hành trình nhuận sắc tâm hồn (Hoài Bảo): Mọi người được sinh ra với một linh hồn. Linh hồn đó không ngẫu nhiên có, chúng được huấn luyện trước khi được ban cho tính cách cũng như sở thích.
Vượt qua bi kịch cuộc đời (Minh Lê): “Vợ chồng sống không hạnh phúc thì đành chia tay, nhưng cố mà dàn xếp cho êm thấm, đừng để tổn thương con cái, đừng triệt hạ tương lai của không chỉ một con người”…
Sông mẹ (Lê Quang Trạng): Dòng sông - hiện thân của một bà mẹ miền quê lặng lẽ mà giàu lòng bao dung.
Việc đáng lẽ phải làm từ lâu (Nguyễn Vũ Mộc Thiêng): Việc di dời các cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu dân cư, trong đó có các nhà dụ chim yến, đáng lẽ đã phải làm từ lâu.
Đến Hội An, ăn để nhớ (Nhân Tâm): Một ước mơ của những người trong cuộc khôi phục du lịch Hội An: du khách đọc sách "Ăn để nhớ" rồi đến Hội An tìm những món ăn trong sách và nghe kể chuyện về văn hóa ẩm thực ở phố cổ miền Trung này.
Trang Kinh tế thế giới:
Hủy, không hủy, rồi lại hủy…. phố Wall lên ruột! (Lạc Diệp): Sàn giao dịch chứng khoán New York lại quyết định hủy niêm yết đối với ba hãng viễn thông lớn của Trung Quốc kể từ ngày 11-1. Điều này có ảnh hưởng thế nào đối với giới đầu tư phố Wall?
Chuyện lương, thu nhập và tài sản (Nguyễn Vũ): Năm 2021 người ta sẽ còn nói nhiều về hai khái niệm ngày càng tương phản: thu nhập và tài sản, khi mà thu nhập của mọi người ngày càng teo tóp còn tài sàn của người giàu ngày càng phình to.
Đánh thuế lên tài sản? (Thư Kỳ): Tài sản của 500 người giàu nhất thế giới đã tăng từ 1.800 tỉ đô la lên 7.600 đô la trong năm 2020, trong khi đại đa số người dân gặp khó khăn vì dịch Covid-19. Nghịch lý này khiến một số nước bắt tay đánh thuế lên tài sản thay vì áp thuế lũy tiến lên thu nhập.
Mời bạn đọc đón xem!
Xem thêm: lmth.os-uv-hcid-euht-uht-1202-3-os-gstkbt/366213/nv.semitnogiaseht.www