vĐồng tin tức tài chính 365

Hậu Giang nâng cấp sản phẩm OCOP

2021-01-14 11:42

Hậu Giang nâng cấp sản phẩm OCOP

Hoài Nhân

(TBKTSG Online) - Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của tỉnh Hậu Giang, qua 3 lần đánh giá, đã công nhận 46 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao, 4 sao. Tỉnh đang có chính sách hỗ trợ sản phẩm OCOP để tiếp sức cho việc xây dựng thương hiệu, nâng chất lượng hàng hóa của HTX, người dân, cơ sở sản xuất để mở rộng thị trường, đặc biệt trong mùa Tết Nguyên đán sắp tới.

Sau khi được công nhận và dán nhãn sản phẩm OCOP 3 sao, ba tháng nay, Cơ sở sản xuất Trà mãng cầu Ánh Nguyệt ở phường 4, thành phố Vị Thanh, mỗi tháng đã bán hơn 80 ký trà đến nhiều tỉnh ĐBSCL và Hà Nội, tăng gấp đôi so với trước đây. Khi sản phẩm được khẳng định chất lượng, được người tiêu dụng chọn lựa nhiều hơn, mục tiêu của bà Trần Ánh Nguyệt, chủ cơ sở này, là nâng chất lên sản phẩm OCOP 4 sao. 

Bà Ánh Nguyệt nói: “Khi đạt OCOP 3 sao, mình suy nghĩ phải nâng cấp sản phẩm lên 4 sao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, cải thiện mẫu mã tốt hơn và quảng bá xa hơn để Trà mãng cầu của phường 4, thành phố Vị Thanh, Hậu Giang đến với người tiêu dùng rộng hơn”.

Quá trình “nâng cấp” này, có sự hỗ trợ của ngành nông nghiệp Hậu Giang. Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh đã hỗ trợ chiếc máy sấy và bà Ánh Nguyệt đã sử dụng hơn một tháng nay. Mãng cầu xiêm tươi từ vườn về không còn phơi nắng mà được sấy để làm trà; công suất tăng gấp đôi và đảm bảo tiêu chí an toàn vệ sinh thực phẩm của OCOP 4 sao.

Bà Ánh Nguyệt chia sẻ: “Hậu Giang có nhiều cơ sở làm trà mãng cầu, mỗi nơi đó đặc trưng riêng, nhưng khi có máy sấy, trong sản xuất mình thấy công việc thuận lợi và chuyên nghiệp hơn”.

Một số sản phẩm OCOP của Hậu Giang. Ảnh: Hoài Nhân

Để cho ra đời rượu whisky địa phương, Cơ sở rượu Khang Hy ở xã Đông Phú, huyện Châu Thành, mất 6 tháng cho quá trình lên men và khử làm mất hoàn toàn methanol trong rượu. Hướng đến sản phẩm cao cấp, ông Từ Thanh Sang, chủ cơ sở này đã tập trung nghiên cứu và tiếp cận công nghệ mới tạo đặc trưng riêng khi kết hợp cách nấu rượu truyền thống với xử lý hiện đại. Cơ sở này được địa phương hỗ trợ 50% kinh phí nhập khẩu thùng gỗ sồi từ châu Âu để chứa rượu. Sau 6 tháng đến một năm ủ, rượu ở đây cho ra sản phẩm mang mùi hương gỗ sồi hòa quyện hương rượu nếp truyền thống của Việt Nam.

Ông Từ Thanh Sang chia sẻ: “Đầu tư ban đầu làm thử nghiệm rất tốn kém. Mới đầu mình sản xuất dòng rượu khoảng 40 độ nhưng không phù hợp, sau đó chuyển sang dòng rượu 35 độ, cũng chưa phù hợp và sau khi có thùng gỗ sồi, mình nghiên cứu lại, sản xuất ra dòng rượu 29 độ này thì nó tương đối phù hợp với thị trường hiện nay và được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao của xã Đông Phú, Hậu Giang”.

Trong 46 sản phẩm OCOP được công nhận, Hậu Giang đã áp dụng nhiều chính sách trong các chương trình khuyến công và xây dựng nông thôn mới để hỗ trợ cho các chủ thể về thiết bị, mẫu mã và việc quảng bá. Riêng với chương trình khuyến công, năm 2020 đã có 7 đề án được hỗ trợ máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất với tổng kinh phí 1,2 tỉ đồng. Qua đó, đã hình thành thương hiệu, chuỗi giá trị cho các sản phẩm nông thôn của Hậu Giang.

Sản phẩm cá thát lát đạt tiêu chuẩn OCOP của Hậu Giang. Ảnh: Hoài Nhân

Ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang, nói: “Thời gian tới, tỉnh sẽ tiếp tục hỗ trợ, giúp các chủ thể nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP. Định hướng của chúng tôi là nâng chất OCOP thành sản phẩm du lịch, xây dựng mỗi sản phẩm là một câu chuyện về nghề, về con người để thu hút du khách nhiều hơn”.

Xem thêm: lmth.-poco-mahp-nas-pac-gnan-gnaig-uah/796213/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Hậu Giang nâng cấp sản phẩm OCOP”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools