Đã có cơ chế "dẫn đường" cho các nguồn lực tham gia CĐS trong ngành Y tế
Phát biểu tại sự kiện này, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhận định: "Trong 8 lĩnh vực được ưu tiên chuyển đổi số (CĐS) trong Chương trình CĐS Quốc gia thì Giáo dục và Y tế được xếp ở vị trí đầu tiên. Đây là 2 lĩnh vực động chạm đến nhiều người dân nhất, độ bao phủ rộng khắp nhất, tiêu tốn nhiều ngân sách nhất, là 2 lĩnh vực nền tảng của một quốc gia phát triển. Và cũng vì thế mà CĐS sẽ phát huy hiệu quả nhất".
Theo Bộ trưởng, CĐS y tế, là sự phát triển tiếp theo của y tế điện tử, nhưng có tính đột phá. Trong đó, bên cạnh yếu tố cốt lõi là sử dụng công nghệ số thì trọng tâm sẽ là người bệnh – những khách hàng sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh. Điều này đòi hỏi sự đổi mới về mô hình, cách thức cung cấp dịch vụ y tế.
Doanh nghiệp quyết tâm đổi mới, dẫn đầu xu thế Y tế thông minh
Nói đến xu thế CĐS trong Y tế, nhiều doanh nghiệp công nghệ Việt Nam đã có những thành tựu cụ thể, mang đến bước đột phá ấn tượng. Tiêu biểu phải kể đến MEDON - một dự án chuyển đổi số y tế nhân văn và tiện ích cho cộng đồng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của Medlatec.
Tiền đề để hiện thực hóa dự án Y tế quy mô này, trước tiên phải kể đến tầm nhìn chuyển đổi số mang tính chiến lược và quyết tâm bền bỉ đến từ chính bản thân doanh nghiệp. "Chuyển đổi số không còn là những khái niệm xa vời mà đã là nhu cầu thực tế, là áp lực sống còn với các doanh nghiệp hiện nay. Hướng tới sự phát triển bền vững, Medlatec sẽ là đơn vị tiên phong trong công cuộc chuyển đổi số trong ngành Y tế" - Ông Nguyễn Trí Anh, Tổng giám đốc Medlatec chia sẻ.
Được biết, Bệnh viện Medlatec đã phục vụ gần 2 triệu khách hàng mỗi năm trên toàn quốc thông qua hệ thống 5 Bệnh viện và Phòng khám đa khoa, 16 chi nhánh tại các tỉnh và gần 30 văn phòng đại diện tại Hà Nội. Dễ dàng nhận thấy, việc ứng dụng công nghệ để quản trị, giám sát và thực hiện các quy trình nghiệp vụ trên toàn hệ thống càng là một mục tiêu cấp bách hơn bao giờ hết.
Góp phần vào sự chuyển mình của Medlatec, không thể không kể đến tầm quan trọng của việc lựa chọn đối tác công nghệ phù hợp và giàu kinh nghiệm. Bên cạnh các tên tuổi lớn, SmartOSC là đơn vị đồng hành cùng Medlatec trong các dự án chuyển đổi số về thương mại điện tử.
Đại diện SmartOSC – ông Trần Lê Trung tại buổi lễ Kick-off dự án thương mại điện tử MEDON
Ông Trần Lê Trung – Giám đốc điều hành khu vực Đông Nam Á của SmartOSC - cho biết: "Với gần 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thương mại điện tử, chúng tôi đã tư vấn và triển khai rất nhiều dự án chuyển đối số trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, MEDON lại là dự án có ý nghĩa rất đặc biệt, SmartOSC đồng hành cùng một đơn vị Y tế uy tín trong nước hiện thực hoá tầm nhìn chuyển đổi số nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho người dân tại Việt Nam."
Hệ thống Y tế thông minh, đa kênh đầu tiên tại Việt Nam
Với Dự án MEDON, Medlatec là bệnh viện đầu tiên của Việt Nam sử dụng mô hình thương mại đa kênh (Omnichannel), với nhiều điểm đặc biệt và dịch vụ đột phá nhằm đem lại trải nghiệm liền mạch cho khách hàng.
Từ bài toán kinh doanh cụ thể của Medlatec, SmartOSC đã tư vấn và tiến hành xây dựng trang thương mại điện tử trên nền tảng Magento nhằm kiến tạo một nền tảng hệ thống thông tin vững chắc, kết nối liền mạch và dễ dàng mở rộng theo quy mô của doanh nghiệp trong tương lai. Mục tiêu này đã được hiện thực hóa nhờ tích hợp các chức năng quản lý nội dung, tối ưu hoá tìm kiếm, và tích hợp CDP (Customer Data Platform), Hệ thống thông tin Bệnh viện với Hệ thống quản lý thông tin bệnh viên (HIS) và Hệ thống quản lý thông tin phòng xét nghiệm (LIS); CRM, Hệ thống Booking của đối tác, App điện thoại, Hệ thống nội bộ như PIM, ODS, POS... Qua đó, không chỉ cung cấp thông tin, dịch vụ một cách cá nhân hóa tới từng khách hàng trên nền tảng online, hệ thống mới còn hoàn thiện hành trình trải nghiệm của họ ngay tại các địa điểm khám bệnh trực tiếp.
Lễ Kick-off dự án thương mại điện tử MEDON
Đặc biệt, về hình thức khám chữa bệnh trực tiếp, Bệnh viện đã áp dụng mô hình y tế chia sẻ, không chỉ phục vụ khách hàng của Medlatec mà còn của các bệnh viện khác từ hơn 10 năm nay. Với quá trình chuyển đổi số, mô hình đó được nâng cấp với phiên bản trực tuyến gồm nhiều tính năng nổi bật. Một trong những ưu điểm riêng có của hệ thống này là khách hàng không chỉ book được lịch hẹn từ bác sĩ của Medlatec mà còn từ bác sĩ của các phòng khám, bệnh viện liên kết trên toàn quốc.
Với các đối tác trong hệ sinh thái y tế, đây còn là Sàn thương mại điện tử về thuốc (hiệu thuốc online), cho phép các hãng dược, nhà cung cấp thiết bị y tế… đưa sản phẩm lên; đồng thời có thể tích hợp với sàn thương mại điện tử khác như Lazada, Shopee… Đặc biệt, với dịch vụ khám tại nhà hoặc mua/bán thuốc trực tuyến, Sàn sẽ có hệ thống quản lý hoàn toàn khép kín với các chức năng quản lý giao hàng vận chuyển, theo dõi đơn hàng, tích hợp các cổng thanh toán điện tử vừa giúp nâng cao trải nghiệm mua hàng của người dùng, và vừa kiến tạo một sàn giao dịch các sản phẩm y tế, dược minh bạch cho các đối tác của Medlatec.
"MEDON là một dự án mang tính đột phá, không chỉ với riêng Medlatec, mà còn với toàn bộ ngành Y tế Việt Nam. Bởi việc áp dụng Omnichannel hiện tại thậm chí còn khá nhiều thách thức với các ngành đi đầu trong lĩnh vực thương mại điện tử như bán lẻ, chứ chưa nói đến một ngành đặc thù như chăm sóc sức khỏe. Chúng ta cần nhiều hơn những doanh nghiệp tiên phong dám nghĩ, dám làm như vậy, để đem lại sự tiện nghi cần có cho hàng triệu người bệnh, và giúp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh trong nước." Ông Nguyễn Thái Sơn – Tổng giám đốc SmartOSC chia sẻ trước sự ra mắt thành công của dự án MEDON.
Trong quá trình chuyển đổi số của ngành Y tế, mô hình MEDON của Medlatec có thể coi như một hình mẫu tiên phong và điển hình nhất của Việt Nam. Đây không chỉ là bàn đạp giúp Medlatec dẫn đầu trong kỷ nguyên số, mà sẽ là động lực thúc đẩy tiến trình chuyển mình của toàn bộ ngành Y tế diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn trong thời gian sắp tới.
Ánh Dương
Theo Nhịp Sống Kinh Tế
Xem thêm: nhc.5794551151101202-hnim-gnoht-et-y-iaht-hnis-eh-ut-gnas-meid-et-y-os-iod-neyuhc/nv.zibefac