vĐồng tin tức tài chính 365

Ngân hàng có thể nới lỏng chuẩn cho vay vì triển vọng kinh tế

2021-01-16 12:13

Ngân hàng có thể nới lỏng chuẩn cho vay vì triển vọng kinh tế

Dũng Nguyễn

(TBKTSG Online) – Khảo sát mới đây cho thấy nhiều tổ chức tín dụng đã nới lỏng tiêu chuẩn tín dụng ở một số lĩnh vực, từ đó đã đẩy nhanh dòng vốn ra thị trường trong những ngày cuối năm 2020 vừa qua. Xu hướng này có thể được tiếp tục trong năm nay.

Tín dụng 2021 dự kiến tăng 12%, không hạ chuẩn cho vay

Ngân hàng tìm cách đẩy vốn tiêu dùng cuối năm

Ngân hàng, doanh nghiệp ‘hồi hộp’ chờ sửa Thông tư 01 sắp hết hạn

Tín dụng đẩy rất nhanh ra thị trường trong những tháng cuối năm 2020. Ảnh minh họa: TTXVN

Tín dụng 2021 sẽ tăng tốc

Theo khảo sát của Vụ Dự báo thống kê, Ngân hàng nhà nước trong tháng 12 vừa qua, hầu hết các tổ chức tín dụng (TCTD) kỳ vọng tăng trưởng tín dụng sẽ khả quan trở lại trong năm 2021.

Theo đó, các TCTD cho biết sẽ tiếp tục tập trung cho vay các lĩnh vực có tiềm năng phục hồi tăng trưởng mạnh như bán buôn bán lẻ, xuất nhập khẩu, phục vụ nhu cầu đời sống và xây dựng.

Các lĩnh vực này cũng là trọng tâm tăng trưởng trong năm ngoái, khi có hơn một nửa các TCTD cho rằng động lực tăng trưởng tín dụng dưới tác động của dịch bệnh Covid-19, đến từ lĩnh vực bán buôn, bán lẻ và xuất nhập khẩu; còn năm 2019 trước đó là lĩnh vực xây dựng.

Đặc biệt, trong bối cảnh dòng vốn những tháng đầu năm 2020 đi chậm lại vì Covid-19, các TCTD cho biết đã nới lỏng tiêu chuẩn tín dụng đối với nhóm doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhiều lĩnh vực ưu tiên và giảm “thắt chặt” tiêu chuẩn tín dụng đối với các nhóm khách hàng khác. Dự kiến trong 6 tháng đầu năm 2021 và cả năm 2021, các TCTD có thể “nới lỏng nhẹ” tiêu chuẩn tín dụng đối với các nhóm khách hàng.

“Cơ sở để thực hiện việc “nới lỏng” tiêu chuẩn tín dụng trong 6 tháng đầu năm 2021 là triển vọng kinh tế vĩ mô khả quan, phù hợp chính sách và định hướng của Chính phủ, NHNN để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế”, khảo sát đưa ra nhận định.

Khảo sát cũng cho hay các TCTD cũng dự kiến tiếp tục cắt giảm lãi suất biên và các chi phí phi lãi suất trong 6 tháng đầu năm nay để hỗ trợ tăng khả năng tiếp cận tín dụng của khách hàng.

Theo Chỉ thị 01 được ban hành đầu năm 2021 của NHNN, mức tăng trưởng tín dụng ước đạt khoảng 12% và sẽ được điều chỉnh phù hợp với diễn biến và tình hình thực tế. Tuy nhiên, lãnh đạo NHNN trước đó nhiều lần yêu cầu các TCTD không hạ chuẩn cho vay, đặc biệt là với những lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro.

Trong khi đó, theo đánh giá của Công ty chứng khoán SSI, tăng trưởng tín dụng được kỳ vọng 13-14%, tức trở lại như thời điểm trước khi dịch bệnh Covid-19 diễn ra trong bối cảnh kinh tế phục hồi tốt, cho vay bán lẻ tiêu dùng, du lịch và thương mại quốc tế phục hồi.

“Nhu cầu nợ vay có thể được hỗ trợ phần nào bởi lãi suất cho vay thấp và việc các ngân hàng có thể cân nhắc nới lỏng tiêu chuẩn cho vay về tương đương mức trước Covid-19 khi nhận thấy những dấu hiệu phục hồi rõ rệt hơn của nền kinh tế”, báo cáo của SSI nhận định.

Nhìn vào cơ cấu, sự tăng trưởng ổn định trong quí 4 có được là nhờ vào lĩnh vực sản xuất phát triển mạnh mẽ, chiếm 30% mức tăng trưởng toàn phần. Nguồn: CEIC, HSBC

Vẫn lo ngại rủi ro tín dụng

Do tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19, nhu cầu tín dụng tổng thể của khách hàng tăng chậm lại rõ rệt trong năm 2020, tuy nhiên, dòng chảy tín dụng bắt đầu phục hồi đáng kể từ quí 3-2020.

Theo số liệu của NHNN, tính đến ngày 30-12-2020, dư nợ tín dụng nền kinh tế đạt gần 9,2 triệu tỉ đồng, tăng khoảng 12,13% so với cuối năm, thấp hơn so với con số 13,65% trong năm 2019 nhưng vẫn cao đáng kể so với mức kỳ vọng 8-10% mà thị trường đưa ra hồi quí 3.

Khảo sát mới nhất cho thấy việc xếp hạng tín nhiệm của khách hàng và điều kiện, điều khoản khác cũng được các TCTD quan tâm, bổ sung các điều khoản trong hợp đồng tín dụng nhằm hạn chế rủi ro tín dụng.

Khảo sát của Vụ Dự báo thống kê cũng cho biết trong sáu tháng cuối năm 2020, các TCTD cho biết đã đáp ứng nhu cầu vay vốn tổng thể ở mức độ cao hơn nửa đầu năm 2020 và đạt mức cao nhất kể từ khi NHNN tiến hành điều tra xu hướng tín dụng vào tháng 12-2017. Theo đó, có đến 99,2% TCTD cho biết đã đáp ứng từ 75-100% nhu cầu vay vốn.

Trong đó, có đến 15 Ngân hàng Thương mại trọng yếu cho biết đã đáp ứng trên 75% nhu cầu vay vốn của khách hàng. Có hai nhân tố ảnh hưởng quan trọng là “khẩu vị rủi ro” và “triển vọng kinh tế”.

Trên thực tế, nhiều ngân hàng đã được nới “room” tăng trưởng tín dụng vào dịp cuối năm, mức cao nhất thậm chí lên tới 30%. Một lãnh đạo Ngân hàng thương mại cổ phần đánh giá tốc độ phục hồi của các doanh nghiệp Việt Nam đã nhanh hơn dự kiến rất nhiều nếu so với kịch bản bi quan mà ngân hàng đặt ra hồi giữa năm. Các hoạt động cho vay bán lẻ, dịch vụ, trái phiếu doanh nghiệp, cũng sôi nổi giúp ngân hàng ghi nhận lợi nhuận rất khả quan.

Tuy nhiên, trong năm 2020, rủi ro tín dụng vẫn được các TCTD nhận định là có dấu hiệu tăng, trong đó, rủi ro các khoản vay kinh doanh bất động sản tăng cao nhất, còn các khoản vay ngắn hạn được nhận định tăng cao hơn các khoản vay trung, dài hạn.

Khảo sát này cũng cho thấy việc xếp hạng tín nhiệm của khách hàng và điều kiện, điều khoản khác cũng được các TCTD quan tâm, bổ sung các điều khoản trong hợp đồng tín dụng nhằm hạn chế rủi ro tín dụng.

Một vấn đề khác là thị trường vẫn đang chờ Thông tư 01 sửa đổi về việc cơ cấu lại nợ xấu vì Covid-19. Nếu Thông tư 01 hết hiệu lực và không có thêm hỗ trợ, chi phí vay vốn ở nhiều doanh nghiệp sẽ tăng lên cao, còn nợ xấu sẽ là rào cản tăng trưởng lớn đối với các ngân hàng.

Theo Công ty chứng khoán SSI, rủi ro tín dụng sẽ phụ thuộc vào sự phục hồi chung của nền kinh tế. Điều này không chỉ phụ thuộc vào các biến số vĩ mô biến chuyển khó lường, mà còn sẽ tùy thuộc vào sự phục hồi của từng lĩnh vực và ngành nghề khác nhau, và tất nhiên còn phụ thuộc lớn vào sự thay đổi và thích nghi của từng doanh nghiệp.

Xem thêm: lmth.et-hnik-gnov-neirt-iv-yav-ohc-nauhc-gnol-ion-eht-oc-gnah-nagn/657213/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags: vay

“Ngân hàng có thể nới lỏng chuẩn cho vay vì triển vọng kinh tế”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools