vĐồng tin tức tài chính 365

Ma Rainey's Black Bottom: Kẻ trộm nhạc

2021-01-17 14:09
Ma Raineys Black Bottom: Kẻ trộm nhạc - Ảnh 1.

Hai diễn viên Chadwick Boseman và Viola Davis trong phim Ma Rainey’s Black Bottom - Ảnh: Fullertonobserver

Nhưng té ra, họ chẳng chạy trốn gì, họ chỉ đang ùa đến để xem Ma Rainey - "mẹ đẻ của dòng nhạc blues", lắc lư trên sân khấu.

Hoặc cũng có thể đúng là họ đã chạy trốn, chạy trốn cả cuộc đời đã được an bài, chạy trốn cả lịch sử rướm máu dài đằng đẵng, để được trú trong vòm nhạc của Ma Rainey dẫu chỉ là một đêm ngắn ngủi.

Mâu thuẫn màu da

Được chuyển thể từ một vở kịch của August Wilson - "thi sĩ của sân khấu người Mỹ gốc Phi", bộ phim Ma Rainey's Black Bottom là một tiểu phẩm mà gần như toàn bộ diễn biến của nó chỉ gói gọn trong một buổi ghi âm của Ma Rainey (Viola Davis thủ vai) cùng ban nhạc của bà cho một hãng đĩa do người da trắng sở hữu.

Đó là vào khoảng những năm 1920, thời đại jazz, người da đen không còn là nô lệ, một số cá nhân xuất chúng mà nhìn bề ngoài có vẻ như còn khiến dân da trắng phải khúm núm cầu cạnh, như Ma Rainey chẳng hạn.

Với thân hình đồ sộ của một gấu mẹ vĩ đại, đôi mắt bôi nhũ óng ánh, quàng khăn lông lồng lộn, Ma Rainey tỏ vẻ một siêu sao ngạo mạn. Bà đỏng đảnh, đưa ra những yêu cầu quái đản và quát thét vào mặt tất cả những ai dám trái ý mình.

Ma Raineys Black Bottom: Kẻ trộm nhạc - Ảnh 3.

Cảnh phim Ma Rainey's Black Bottom

Đối lập với bà là anh chàng thổi trumpet Levee (vai diễn cuối cùng của "báo đen" Chadwick Boseman), người mới gia nhập nhóm đệm, vẫn còn đầy mộng mơ và hoài bão làm nên chuyện trong thế giới âm nhạc.

Họ, một già một trẻ, một đã hóa cáo và một hãy còn non xanh, giữa hai bên nảy sinh xung đột khi Levee muốn ghi âm Black Bottom theo tiết tấu hối hả của swing jazz tân kỳ phù hợp với dân miền bắc trong khi Ma Rainey khăng khăng thu theo bản phối blues đúng chất miền nam.

Thôi nào, thời nào âm nhạc chẳng là cuộc giằng co giữa cũ và mới. Có gì lạ đâu! Song, cuộc đối đầu giữa jazz tươi tắn và blues nguyên thủy chỉ là phần vỏ bọc đường của một cây kẹo tẩm thứ thuốc độc cổ xưa hơn nhiều và không gì hóa giải nổi: mâu thuẫn màu da.

Ma Raineys Black Bottom: Kẻ trộm nhạc - Ảnh 4.

Ma Rainey's Black Bottom

"Nghệ sĩ vĩ đại thì ăn cắp"

Ma Rainey và Levee xuất hiện như hai kẻ đối đầu, và họ đối đầu liên tục, nhưng chỉ cần hai phân đoạn độc thoại về cuộc đời tựa hồ như hai khúc aria trong một vở nhạc kịch, ta biết rằng họ vẫn chỉ ở cùng một phía.

Phải, cái cách mà Ma Rainey gây sự với cả thế giới dường như chỉ là cách bà gồng mình để lấp liếm đi sự thật, rằng đến phút chót bà vẫn chẳng là gì hết ngoài một nô lệ biết hát. Với Levee, bên dưới vẻ hàn gắn với người da trắng là nỗi hận khôn nguôi về cái chết của mẹ mình. Ma Rainey đòi đuổi cổ Levee.

Còn trong một phân cảnh choáng váng nhất phim, Levee, lên một "cơn sốt" tựa một nhân vật vô thần của Dostoevski, lao đến cắm mũi dao vào một đồng loại da màu chỉ vì ông giẫm lên đôi giày của anh. Điều đáng sợ nhất là những người da màu chỉ có thể trút giận lẫn nhau.

Và người da trắng ở đâu trong ấy? Đạo diễn George C. Woolf đã thêm vào một phân cảnh không có trong nguyên tác, khi một nhóm nhạc da trắng diễn tấu một sáng tác của Levee mà tay chủ hãng đĩa da trắng đã trấn lột từ anh với cái giá rẻ mạt.

Trái ngược với Ma Rainey cùng ban nhạc như trút toàn bộ linh hồn vào từng bài họ hát, đám nghệ sĩ da trắng ủ ê như bánh bao ngâm nước.

Ma Raineys Black Bottom: Kẻ trộm nhạc - Ảnh 5.

Cảnh phim Ma Rainey's Black Bottom

Picasso từng nói: "Nghệ sĩ vĩ đại thì ăn cắp". Và trong lịch sử âm nhạc, nó đúng theo nghĩa tàn nhẫn nhất. Nghĩ đến Hound Dog, chúng ta giờ chỉ nhớ đến phiên bản kinh điển của Elvis Presley, người đàn ông với khung xương chậu ma thuật.

Thế nhưng, nghệ sĩ đã ghi âm bản nhạc ấy đầu tiên, người đã bị gạt ra và quên lãng, là Big Mama Thornton, một ca sĩ R&B da màu. Và trong khi Elvis sống trong biệt thự nguy nga, Big Mama Thornton hầu như không nhận được chút lời lãi nào từ chiếc đĩa từng giúp bà tiêu thụ đến 2 triệu bản.

Và nếu cách mà Levee bị tước đoạt bản nhạc của mình rõ ràng là sự chiếm dụng văn hóa, thì tại sao ta không bao giờ thấy trường hợp Elvis cũng là sự chiếm dụng văn hóa đã được hợp thức hóa? Ta thấy tội lỗi nếu nghĩ như vậy, bởi ta đã quá quen cho rằng Elvis là thần thánh, bởi lịch sử là lịch sử của người da trắng.

Penthouse: Khi kẻ giàu tàn ácPenthouse: Khi kẻ giàu tàn ác

TTO - Penthouse: Cuộc chiến thượng lưu vạch trần bộ mặt đáng sợ của giới thượng lưu Hàn Quốc: táng tận lương tâm, bất chấp tất cả vì tiền và địa vị. Nguy hiểm hơn, cái ác được di truyền.

Xem thêm: mth.12430912261101202-cahn-mort-ek-mottob-kcalb-s-yeniar-am/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Ma Rainey's Black Bottom: Kẻ trộm nhạc”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools