Anh và Mỹ đang bỏ xa EU về tỷ lệ người dân được tiêm chủng. Một so sánh khác để cho thấy sự thiếu hiệu quả của EU. Israel đã tiêm phòng cho gần 20% dân số (9 triệu người), trong khi ở Pháp chỉ có 45.000 người hay 0,07% dân số đã tiêm vắc-xin này.
Chương trình vắc xin của EU hoạt động như thế nào?
EU điều phối việc mua vắc-xin cho tất cả 27 quốc gia thành viên.
Ủy ban châu Âu cho biết cách tiếp cận này giúp tránh sự cạnh tranh giữa các nước EU. Nguyên nhân được đưa ra là vì tất cả các nước thành viên đều có thể tiếp cận vắc-xin theo cùng một điều kiện, bất kể quy mô hoặc sức mua của họ.
EU cho biết đàm phán mua số lượng lớn cũng đảm bảo giảm chi phí. Một khi EU mua vắc xin, tổ chức này sẽ phân phối chúng giữa các quốc gia trên cơ sở dân số của họ.
Vậy vấn đề nằm ở đâu?
EU đã phê duyệt việc mua 300 triệu liều vắc xin Pfizer/BioNTech vào tháng 12. Nhưng công ty đã không thể cung cấp 12,5 triệu vắc xin mà họ đã hứa với EU vào cuối năm 2020 do các vấn đề về chuỗi cung ứng.
Người đứng đầu BioNTech, Uğur Şahin, nói với tạp chí Đức Der Spiegel rằng sự chậm trễ này là do EU nhầm tưởng rằng một số loại vắc-xin khác nhau sẽ sẵn sàng cùng một lúc. Do đó, EU đã phân tán các đơn đặt hàng của họ. Ông cũng cho biết công ty của ông đang tăng cường năng lực sản xuất vắc-xin.
Các quốc gia khác cho đến nay đã thành công hơn trong việc tiêm chủng cho dân số của họ nhờ họ cũng đã phê duyệt vắc-xin Moderna hoặc Oxford-AstraZeneca.
EU hiện đã phê duyệt phương pháp tiêm chủng Moderna và đang tăng gấp đôi đơn đặt hàng vắc xin Pfizer/BioNTech lên 600 triệu liều.
Có bao nhiêu người đã được chủng ngừa?
Theo trang web Our World in Data, chỉ một tỷ lệ nhỏ trong số 448 triệu dân của EU, khoảng 1,68 triệu người, đã được tiêm chủng.
Tại Đức, nơi 477.000 người đã được chủng ngừa vào ngày 7/1, chính phủ đã bị chỉ trích nặng nề vì tụt hậu so với các quốc gia khác trong việc tiếp cận vắc-xin Pfizer/BioNTech, mặc dù BioNTech là một công ty của Đức.
Tại Pháp, số người đã được chủng ngừa là 45.000 người. Bộ trưởng Y tế Olivier Veran trên đài phát thanh Pháp hôm 5/1 cho biết quốc gia này sẽ bắt kịp các nước láng giềng với 300 trung tâm tiêm chủng mở cửa vào tuần tới.
Hà Lan là quốc gia cuối cùng trong EU bắt đầu tiêm chủng. Người đầu tiên được tiêm vắc-xin là vào ngày 6/1, mười ngày sau các nước láng giềng châu Âu và gần một tháng sau Anh.
Cho đến nay, Ý đã tiêm 413.000 liều vắc xin và con số này ở Tây Ban Nha là 207.000.
Người phát ngôn của Ủy ban châu Âu nói với BBC News rằng vấn đề chính của vắc-xin ở EU là sự chậm trễ trong sản xuất, và chỉ ra rằng EU đã đầu tư 100 triệu euro vào năng lực sản xuất BioNTech trước khi vắc-xin này được phát triển.
Ông cho biết chiến lược phân tán rủi ro giữa một số nhà cung cấp "về cơ bản là hợp lý" và danh mục vắc-xin đa dạng của EU "nếu được chứng minh là an toàn và hiệu quả, sẽ đảm bảo gần hai tỷ liều cho công dân châu Âu".
EU đang mua các loại vắc-xin nào khác?
Ủy ban châu Âu cho biết họ đã đạt được thỏa thuận với năm công ty dược phẩm khác để mua hàng trăm triệu liều vắc-xin, sau khi họ vượt qua các thử nghiệm lâm sàng:
-AstraZeneca: 400 triệu liều
-Sanofi-GSK: 300 triệu liều
-Johnson & Johnson: 400 triệu liều
-CureVac: 405 triệu liều
-Moderna: 160 triệu liều
EU đã kết thúc các cuộc đàm phán ban đầu với một công ty khác, Novavax, với số lượng lên đến 200 triệu liều.
Vậy tình hình ở nước Anh như thế nào?
Vương quốc Anh đã không tham gia vào chương trình vắc-xin của EU mặc dù họ đã có thể làm điều này (cho đến cuối năm 2020).
Vào thời điểm đó, chính phủ Anh cho biết họ đã chọn không tham gia vì họ cảm thấy không được phép tiếp tục đàm phán với các nhà cung cấp tiềm năng và sẽ không có tiếng nói về giá cả, khối lượng và ngày có thể giao hàng.
Vương quốc Anh là quốc gia đầu tiên trên thế giới phê duyệt vắc xin Pfizer/BioNTech (và triển khai vắc xin này vài tuần trước EU). Đến ngày 3/1, só người được tiêm vắc-xin này ở Anh là 1,3 triệu người.
Vương quốc Anh cũng đã phê duyệt vắc xin Oxford/AstraZeneca, với 530.000 liều có sẵn từ tuần đầu của năm 2021 và 10 triệu liều vắc-xin Moderna theo đơn đặt hàng.
Các chương trình khác của EU là gì?
EU cũng đã phối hợp mua thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE), bộ dụng cụ thử nghiệm và máy thở, kể từ tháng 2 năm 2020. Hiện tại, EU đang triển khai 4 chương trình:
-Một chương trình mua găng tay và trang phục áo liền quần trị giá lên tới 97 triệu euro.
-Một chương trình mua máy thở trị giá tới 1,4 tỷ euro.
-Một chương trình mua thiết bị bảo vệ mắt và hô hấp trị giá lên tới 1,4 tỷ euro.
-Một chương trình bộ thử nghiệm (testing kit) trị giá lên đến 350 triệu euro.
-Một thỏa thuận năm 2014 cung cấp cơ sở pháp lý để EU phối hợp mua thiết bị y tế và vắc-xin khi họ có nhu cầu.
Nguồn: BBC
K Nguyễn
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
Xem thêm: nhc.36142000181101202-91-divoc-nix-cav-meit-mahc-ua-uahc-coun-cac-oas-iv/nv.zibefac