Sông Sài Gòn đoạn qua Nhà máy nước Tân Hiệp mùa khô bị lục bình xâm chiếm, nước nhiễm mặn - Ảnh: THẾ KIỆT
Cụ thể, TP.HCM lên kế hoạch di dời điểm lấy nước thô về phía thượng nguồn so với điểm hiện tại ở Hòa Phú (Củ Chi). Vị trí mới cách trạm bơm Hòa Phú khoảng 15-20km và cách ngã ba sông Thị Tính - Sài Gòn 10-15km.
Điều này giúp hạn chế tối đa các ảnh hưởng từ nước thải sinh hoạt, sản xuất, nông nghiệp từ phía Bình Dương đổ ra sông Thị Tính rồi chảy vào sông Sài Gòn.
Ngoài ra, TP.HCM sẽ khảo sát xây dựng cụm hồ chứa nước thô số 1 để tăng khả năng dự trữ nước thô.
Theo Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV (Sawaco), từ trước đến nay, TP.HCM sử dụng nguồn nước thô từ hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai thông qua hai trạm bơm Hòa Phú và Hóa An.
Thời gian gần đây nước từ sông Sài Gòn mức độ ô nhiễm tăng cao và thường xuyên chịu ảnh hưởng của hạn mặn vào mùa khô. Phía Sawaco đã nhiều lần đề xuất được di dời trạm bơm để cải thiện chất lượng nguồn nước thô.
Mục tiêu đặt ra trong giai đoạn 2020-2025, TP.HCM sẽ nâng tổng công suất hệ thống cấp nước từ 2,4 triệu m3/ngày đêm lên 2,9 triệu m3/ngày đêm, tỉ lệ thất thoát nước giảm từ 20,85% (năm 2019) xuống còn 18%.
TTO - Trước mắt, dùng sà lan chở nước sạch đến vùng hạn mặn như Bến Tre, về lâu dài có thể xây dựng đường ống cấp nước đưa nước về miền Tây để giải quyết căn cơ vấn đề thiếu nước ngọt tại đây.