vĐồng tin tức tài chính 365

Bất ngờ vụ xin nhận cha từ ảnh chịu tang

2021-01-21 07:43

Ngày 20-1, TAND TP Cần Thơ đã đưa ra xét xử phúc thẩm vụ kiện tranh chấp xác định cha cho con giữa nguyên đơn là ông C. (56 tuổi) với các bị đơn là chị em bà L. (77 tuổi) do có kháng cáo của các bị đơn.

Bất ngờ vụ xin nhận cha từ ảnh chịu tang - ảnh 1
Ở giai đoạn sơ thẩm, do phía bị đơn không chấp nhận giám định ADN nên tòa đã dựa vào chứng cứ gián tiếp là các hình ảnh để phán quyết.
Ảnh minh họa: DAD

Theo đó, các bị đơn kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm vì cho rằng không khách quan, chứng cứ không có cơ sở và đề nghị tòa cho giám định ADN để xác định có mối quan hệ huyết thống giữa nguyên đơn và cha của bị đơn.

Công nhận cha con từ ảnh đám cưới, đám tang

Như PLO đã đưa tin, theo đơn khởi kiện, ông C. trình bày, lúc sinh thời cha ông (cụ H., mất năm 1998) có vợ chính thức (mất năm 2011) và sáu người con chung (là chị em bà L., trong đó một người đã mất).

Trong thời gian có vợ chính thức, cụ H. có chung sống với mẹ của ông C. (mất năm 2013) và có một con chung là ông. Do cha ông đang có vợ hợp pháp nên không thể kết hôn với mẹ ông nên ông đã mang họ mẹ.

Tuy vậy, trước đây cha ông vẫn đưa ông tới lui gia đình và ai cũng biết về ông. Khi cưới vợ cho ông, cha ông là người đứng ra tổ chức đám cưới và khi cha ông qua đời, ông cũng đến chịu tang theo phong tục tập quán.

Việc này ông C. cung cấp cho tòa sơ thẩm bằng chứng là các tấm ảnh đám cưới của mình có cụ H. làm chủ hôn và trong đám tang cụ H. thì vợ chồng ông C. mặc áo tang thể hiện là con. Từ đó, ông khởi kiện yêu cầu tòa án xác định cha cho con, tức cụ H. là cha của ông.

Trước yêu cầu của ông C., các bị đơn (là con của cụ H.) đều cho rằng cha mình chỉ có sáu người con, ngoài ra không có con riêng hay con nuôi nào. Theo các bị đơn, chỉ đến khi gia đình phát sinh vụ án tranh chấp về thừa kế thì ông C. mới xuất hiện và nhận là con ruột của cụ H. Do đó, các bị đơn thống nhất không thừa nhận mối quan hệ huyết thống với ông C. và không đồng ý thực hiện giám định cũng như cung cấp mẫu giám định ADN.

Sau đó, xử sơ thẩm, TAND quận Ninh Kiều xét các tấm ảnh ông C. cung cấp để chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông C., xác nhận cụ H. là cha của ông C.

Vi phạm về thẩm quyền xét xử

Sau khi xét xử phúc thẩm, HĐXX nhận định về thẩm quyền xét xử, trong trường hợp ông C. yêu cầu xác định cha cho con khi cụ H. còn sống thì vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của tòa án cấp quận, huyện vì không có yếu tố nước ngoài.

Tuy nhiên, cụ H. đã qua đời và một trong những người con của cụ đang ở nước ngoài. Các người con của cụ H. được xác định là những người có quyền lợi và nghĩa vụ của cụ. Do đây là vụ án có yếu tố nước ngoài nên thẩm quyền giải quyết thuộc TAND TP Cần Thơ. TAND quận Ninh Kiều xét xử là vi phạm nghiêm trọng về mặt thẩm quyền.

Về mặt chứng cứ, tòa cho rằng ở cấp sơ thẩm, phía bị đơn không hợp tác với tòa, không cung cấp chứng cứ nên tòa án cấp sơ thẩm đã xét xử dựa trên các chứng cứ gián tiếp là các hình ảnh lúc đám cưới của nguyên đơn và đám ma của cụ H. Ngoài các chứng cứ này ra thì không còn chứng cứ có tính khoa học nào để xác định chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.

Theo tòa, các chứng cứ này (hình ảnh) là chứng cứ gián tiếp, không phải là chứng cứ trực tiếp theo quy định của pháp luật để chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Tuy nhiên, lúc ở cấp sơ thẩm, phía bị đơn đã kiên quyết từ chối không đi giám định và không cung cấp mẫu ADN nên tòa sơ thẩm không làm khác được.

Tại phiên tòa phúc thẩm này, phía bị đơn đồng ý giám định ADN. Yêu cầu này của bị đơn là có căn cứ và đúng quy định pháp luật. Tuy nhiên, do vụ án vi phạm về thẩm quyền xét xử nên không thể hoãn phiên tòa để giám định ADN mà giai đoạn này sẽ được thực hiện khi vụ án được xét xử trở lại theo đúng thẩm quyền.

Từ đó, tòa quyết định hủy toàn bộ bản án sơ thẩm của TAND quận Ninh Kiều, giao hồ sơ về TAND TP Cần Thơ thụ lý, xét xử theo quy định pháp luật.

Giám định ADN mới tâm phục khẩu phục

Tại tòa phúc thẩm, đại diện bị đơn trả lời tòa lý do ở sơ thẩm quyết liệt không chịu giám định vì “hồi xưa ba má không nói, họ hàng không ai nói. Ba má là người sống chan hòa, ai có việc gì cũng giúp nên có nhiều người gọi ba là bố, là ba…”.

Đại diện các bị đơn nói: “Nếu em C. thực sự là con của ba tôi thì tôi có thêm một người anh em. Người ngoài họ còn nhận nhau anh em được thì nếu thật sự tôi có thêm em ruột dù không cùng mẹ thì càng quý. Mong tòa cho phép chúng tôi được giám định ADN hợp pháp thì lòng tôi tâm phục khẩu phục”. 

Xem thêm: lmth.847269-gnat-uihc-hna-ut-ahc-nahn-nix-uv-ogn-tab/taul-pahp/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Bất ngờ vụ xin nhận cha từ ảnh chịu tang”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools