vĐồng tin tức tài chính 365

Tăng tỷ lệ sử dụng thẻ tín dụng nội địa lên 20% trong 2 năm tới

2021-01-21 10:33

Tăng tỷ lệ sử dụng thẻ tín dụng nội địa lên 20% trong 2 năm tới

Vân Ly

(TBKTSG Online) – Theo các dữ liệu thống kê, việc sử dụng thẻ tín dụng nội địa tại các nước phát triển chiếm khoảng 50% trong tổng lượng thẻ các ngân hàng phát hành. Công ty cổ phần thanh toán Quốc gia Việt Nam (Napas) đang nỗ lực để trong 2 năm tới số lượng thẻ nội địa được sử dụng tại Việt Nam sẽ đạt 15-20% tổng số thẻ các ngân hàng phát hành.

Ảnh minh họa: Napas

Thông tin trên được ông  Nguyễn Quang Minh, Phó tổng giám đốc Napas cho biết tại buổi họp báo được công ty này tổ chức vào ngày 20-1.

Thực tế, trước đây các ngân hàng đã tự phát hành thẻ tín dụng nội địa và thẻ trả trước nội địa nhưng chưa tuân thủ tiêu chuẩn nào nên thẻ của ngân hàng nào chỉ giao dịch được ở hệ thống thiết bị của ngân hàng đó lắp đặt (như thẻ ATM giai đoạn đầu, thẻ ngân hàng nào chỉ rút được ở cây ATM của ngân hàng đó).

Để thúc đẩy thanh toán thẻ tín dụng nội địa được phổ biến Napas đã phối hơp với 7 ngân hàng (gồm: Vietinbank, VCCB, ACB, HDBank,BVB, Sacombank và Vietbank) hoàn thành giai đoạn triển khai thí điểm đối với sản phẩm thẻ tín dụng nội địa và thẻ trả trước nội địa theo tiêu chuẩn do Ngân hàng Nhà nước ban hành. Như vậy khách hàng sử dụng thẻ của 1/7 ngân hàng hiện có thể giao dịch trên các thiết bị của các ngân hàng còn lại nhờ kết nối thanh toán của Napas.

Hiện tại khách hàng chỉ có thể phát hành thẻ tín dụng nội địa tại 7 ngân hàng trên. Nhưng trong năm nay sẽ có thêm các ngân hàng VCB, BIDV, Agribank, VPBank và các công ty tài chính như FE Credit, Vietcredit, FCCOM... cũng sẽ tham gia phát hành thẻ này kết nối cùng với Napas.

“Ở nhiều quốc gia phát triển, sử dụng thẻ tín dụng nội địa của họ chiếm tỉ lệ phần lớn, đến 50% số thẻ phát hành tại quốc gia đó. Chứ không phải sử dụng thẻ tín dụng quốc tế của các tổ chức quốc tế khác như Visa, Mastercard. Việt Nam đang phấn đấu trong 2 năm tới sử dụng thẻ tín dụng nội địa chiếm 15-20%,” ông Minh nói.

Thẻ tín dụng nội địa cho phép chi tiêu trước, trả tiền sau với thời gian miễn lãi 55 ngày. Có thể dùng để thanh toán tại các đơn vị chấp nhận thẻ có biểu tuợng Napas, bao gồm các điểm chấp nhận thẻ tiếp xúc và không tiếp xúc (contactless), trong lãnh thổ Việt Nam và tại các điểm có logo BC Card tại Hàn Quốc. Có thể rút tiền mặt tại tất cả ATM có biểu tượng Napas trong lãnh thổ Việt Nam và tại các điểm có logo BC Card tại Hàn Quốc.

Việc rút tiền và thanh toán thẻ tín dụng nội địa tại nước ngoài, trong Asean ông Minh cho biết Napas có kết nối với 1 số quốc gia như Thái Lan, Malaysia, Lào. Riêng tại Thái Lan, nơi thu hút nhiều du khách Việt thì mạng lưới rút tiền trên ATM chấp nhận thẻ của Napas lớn, trên 20.000 ATM.

Tuy nhiên ông Minh cho biết việc các ngân hàng có cho phép khách hàng thực hiện giao dịch rút tiền bằng thẻ tín dụng nội địa ở ngoài hay không phụ thuộc vào việc quản trị rủi ro của các ngân hàng. Ví dụ như Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho phép rút tiền bằng thẻ tín dụng nội địa ở nước ngoài nhưng chưa chắc các ngân hàng khác đã cho phép.

Thúc đẩy sử dụng thẻ tín dụng nội địa

Với thẻ tín dụng nội địa, chủ thẻ sẽ không phải trả phí khi thực hiện các giao dịch thanh toán, chỉ phải trả phí giao dịch rút tiền mặt. Trong khi các thẻ tín dụng quốc tế thu phí rút tiền mặt 4% giá trị giao dịch (có ngân hàng thu tối thiểu 70.000 – 100.000 đồng) thì với với thẻ tín dụng nội địa thường phí rút tiền mặt tại ATM của các ngân hàng phát hành sẽ được miễn phí (với các ngân hàng đang triển khai). Phải trả phí 1-2% với giao dịch tại hệ thống ATM của ngân hàng không phải đơn vị phát hành thẻ (mức thu tối thiểu từ 10.000 – 20.000 đồng).

Đối với các giao dịch thanh toán thẻ tín dụng nội địa, phí giao dịch mà các cửa hàng phải trả cho ngân hàng sẽ ở mức từ 1,1% - 1,3% giá trị giao dịch (trong khi mức này của thẻ tín dụng quốc tế thường là 2,5%). Còn với các đơn vị bán hàng đặc biệt, cung cấp các dịch vụ công như: như y tế, giáo dục, giao thông... thì mức phí sẽ thấp hơn...

Có thẻ tín dụng quốc tế không đòi hỏi mã pin mà chỉ cần quẹt thẻ và chữ kí. Điều này làm cho người dùng cảm thấy lo lắng mất tiền khi đang đi nước ngoài mà bị mất thẻ, chưa liên lạc được với ngân hàng trong nước phát hành để khóa thẻ...

Khắc phục thực tế trên, để đảm bảo an toàn, thẻ tín dụng nội địa được Napas có hỗ trợ xác thực chủ thẻ thông qua mã pin. Với giao dịch giá trị thấp không yêu cầu xác thực chủ thẻ thì không cần mã pin, chữ kí chủ thẻ để đảm bảo giao dịch nhanh. Hiện Napas đang dự kiến quy định mức giao dịch dưới 500.000 đồng bằng thẻ tín dụng nội địa sẽ không yêu cầu xác thực chủ thẻ. Nhưng lũy kế cộng dồn các giao dịch khi nào đến 3 triệu đồng thì lại phải yêu cầu xác nhận chủ thẻ  mới cho giao dịch tiếp. Quy định này giúp chủ thẻ nếu chẳng may đánh mất thẻ mà không biết hoặc chưa kịp báo ngân hàng khóa thẻ thì cũng chỉ mất số tiền tối đa 3 triệu đồng.

Ông Minh cho hay, với thẻ tín dụng nội địa, các ngân hàng thường cấp cho khách hàng mức chi tiêu khoảng 100 triệu trở lại. Theo thống kê dư nợ với thẻ tín dụng nội địa của các ngân hàng tương đối thành công. Có ngân hàng phát hành thẻ tín dụng nội địa rất ít nhưng chiếm tới 50% dư nợ trên tổng dư nợ của họ.

“Tín dụng nội địa là một nhu cầu tốt của thị trường nên Napas muốn thúc đẩy phát triển loại thẻ này. Nhu cầu chi tiêu trước trả tiền sau luôn có. Với thẻ tín dụng nội địa, nếu người dùng chi tiêu thanh toán đúng hạn thì ngân hàng không thu được lãi suất mà chỉ được hưởng phần trăm doanh thu chủ thẻ tiêu – do đơn vị bán hàng trả. Mức phí của thẻ tín dụng nội địa thấp hơn thẻ tín dụng quốc tế sẽ thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt,” ông Minh nói.

Xem thêm: lmth.iot-man-2-gnort-02-nel-aid-ion-gnud-nit-eht-gnud-us-el-yt-gnat/919213/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags: Tín dụng

“Tăng tỷ lệ sử dụng thẻ tín dụng nội địa lên 20% trong 2 năm tới”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools