vĐồng tin tức tài chính 365

Ngân hàng có thể giảm lãi sau trích lập nợ tái cơ cấu vì Covid-19

2021-01-21 15:43

Một trong những điểm mới của dự thảo Thông tư 01 sửa đổi đang được lấy ý kiến là việc ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro cho nợ tái cơ cấu vì Covid-19.

Nói với VnExpress, Ông Nguyễn Quốc Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội ngân hàng cho biết qua trao đổi, các nhà băng đều đồng thuận với phương án trích lập dự phòng cho nợ tái cơ cấu. Tuy nhiên, để tránh tạo "cú sốc" và cho ngân hàng có thêm thời gian xử lý nợ, việc trích lập có thể sẽ được kéo dài trong 3 năm hoặc 5 năm. Theo phương án đang được cân nhắc, ngân hàng sẽ phải trích lập dần trong ba năm kể từ 2021, 30% trong năm đầu, 60% trong năm tiếp theo và trích đủ 100% trong năm cuối.

Như vậy, những điểm mới trong Thông tư 01 sửa đổi dự kiến sẽ khiến bức tranh lợi nhuận của ngân hàng qua mùa Covid-19 phân hóa.

Theo nhận định của Công ty chứng khoán Rồng Việt (VDSC), chi phí dự phòng sẽ được giữ ở mức cao từ năm 2021 để trích lập dự phòng từng phần cho khoản nợ tái cơ cấu.

VDSC đánh giá, lợi nhuận trong những năm tới của các ngân hàng đã tích cực trích lập dự phòng sẽ chịu ít áp lực hơn. Đối với các ngân hàng có tỷ lệ chi phí tín dụng và tỷ lệ bao phủ nợ xấu thấp, quy mô nợ tái cơ cấu đáng kể, chi phí dự phòng sẽ tăng mạnh và "bào mòn" lợi nhuận.

Số liệu cập nhật đến hết quý III/2020 của Công ty chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho thấy, ba nhà băng có dư nợ cơ cấu vì nợ cơ cấu vì Covid-19 trong top cao nhất hệ thống là VPBank (10,5%), TPBank (7,4%), Eximbank (6%). Phần lớn các ngân hàng còn lại có tỷ lệ tái cơ cấu từ 2-4% như HDBank, ACB, MB, Techcombank...

Tại VPBank – ngân hàng có tỷ lệ nợ vay tái cơ cấu vì Covid-9 gần như cao nhất hệ thống, hơn 50% nợ vay tái cơ cấu là của khách hàng doanh nghiệp lớn và khoảng 35% là của khách hàng cá nhân, theo số liệu từ Công ty chứng khoán SSI. Trong khi tỷ lệ nợ tái cơ cấu ở mức cao, tỷ lệ trích lập dự phòng bao nợ xấu của nhà băng này vào cuối quý III/2020 lại giảm xuống còn gần 48%. Nhiều khả năng, áp lực trích lập dự phòng tại VPBank sẽ chuyển sang năm 2021 và 2022, theo đánh giá của SSI.

Tương tự, TPBank cũng nằm trong nhóm nhà băng có tỷ lệ nợ tái cơ cấu cao nhưng tỷ lệ bao phủ nợ xấu lại có xu hướng giảm, tính tới hết quý III. Do đó, áp lực trích lập dự phòng sẽ là "gánh nặng" từ năm 2021. Nhóm các ngân hàng này nếu muốn giảm tác động của chi phí dự phòng cao lên lợi nhuận những năm tới có thể phải tìm cách tăng khoản thu nhập khác hoặc cắt giảm chi phí.

Giao dịch tại một ngân hàng thương mại. Ảnh: Giang Huy.

Giao dịch tại một ngân hàng thương mại. Ảnh: Giang Huy.

Ngược chiều với nhóm này, một số ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu và nợ tái cấu thấp sẽ bớt bị ảnh hưởng bởi Thông tư 01 sửa đổi.

Theo cập nhật của VnExpress tính đến cuối năm 2020, nhóm các ngân hàng có vốn nhà nước có tỷ lệ nợ tái cơ cấu vì Covid-19 chiếm tỷ trọng chưa đến 1% tổng dư nợ. Một nhà băng tư nhân khác cũng có tỷ lệ nợ tái cơ cấu thấp là VIB (dưới 1%).

Một số nhà băng theo đuổi quan điểm thận trọng, thậm chí có xu hướng thận trọng "quá mức" - tỷ lệ nợ xấu thấp, tỷ lệ nợ tái cơ cấu cũng thuộc hàng thấp nhất hệ thống nhưng dự phòng bao nợ xấu lại tăng mạnh.

Tại Vietcombank, tỷ lệ bao phủ nợ xấu vào cuối 2020 lên con số kỷ lục hệ thống là 380% trong khi tỷ lệ nợ xấu và nợ cơ cấu đều ở mức thấp 0,6%. Với mức trích lập này, lãnh đạo nhà băng nói với VnExpress rằng đủ nguồn lực để xử lý kể cả khi toàn bộ nợ tái cơ cấu vì Covid-19 thành nợ xấu. Trích lập dự phòng ở mức cao với trường hợp của Vietcombank có thể được xem như "của để dành" cho lợi nhuận những kỳ tới.

Bên cạnh đó, Techcombank và MB cũng là nhà băng được các công ty chứng khoán đánh giá đã thận trọng và chủ động trước các khoản nợ tái cơ cấu. Riêng tại Techcombank, tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp 0,6% vào cuối quý III, tỷ lệ bao phủ nợ xấu tăng lên mức 148%. Với MB, tỷ lệ bao phủ nợ xấu tăng mạnh từ 116% hồi cuối quý III lên 160% và là ngân hàng có tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu cao thứ hai sau Vietcombank.

Nhìn chung, việc thay đổi quy định trích lập theo Thông tư 01 sửa đổi sẽ không phải là mối lo với một số ngân hàng, mà tác động lớn nhất là tới nhóm nhà băng có tỷ lệ nợ cơ cấu cao nhưng tỷ lệ trích lập lại chưa được cải thiện rõ rệt.

Quỳnh Trang

Xem thêm: lmth.0714224-91-divoc-iv-uac-oc-iat-on-pal-hcirt-uas-ial-maig-eht-oc-gnah-nagn/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Ngân hàng có thể giảm lãi sau trích lập nợ tái cơ cấu vì Covid-19”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools