vĐồng tin tức tài chính 365

Không giới thiệu người 'cơ hội chính trị' làm ĐB Quốc hội

2021-01-22 07:23

Quyết không để lọt người chạy chức, chạy quyền tham gia Quốc hội

Trình bày hướng dẫn về công tác nhân sự ĐBQH khóa XV và ĐB HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 vừa được ký ban hành hôm 20-1, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính nêu rõ các tiêu chuẩn của ĐBQH.

Đáng chú ý, hướng dẫn trên yêu cầu không giới thiệu và đưa vào danh sách ứng cử người có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực; có tư tưởng cục bộ, bảo thủ, trì trệ, đang bị thanh tra, kiểm tra dấu hiệu vi phạm; người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra vụ, việc tham nhũng, lãng phí, mất đoàn kết, những người vi phạm Quy định số 126-QĐ/TW ngày 28-2-2018 của Bộ Chính trị hoặc có vấn đề về chính trị chưa được kết luận.

“Kiên quyết không để lọt những người không xứng đáng, những người chạy chức, chạy quyền tham gia QH” - hướng dẫn nêu rõ.

Ông Phạm Minh Chính cũng cho biết với ĐBQH chuyên trách, ngoài các tiêu chuẩn chung, người ứng cử phải có trình độ đào tạo đại học trở lên. Người ứng cử làm ĐBQH chuyên trách ở các cơ quan của QH và Ủy ban Thường vụ QH nói chung phải kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ từ vụ trưởng và tương đương, chức vụ giám đốc sở, ngành và tương đương trở lên; có quy hoạch làm ĐBQH chuyên trách hoặc có quy hoạch chức danh thứ trưởng và tương đương trở lên.

Nếu là cán bộ quân đội, công an, người ứng cử ĐBQH chuyên trách phải kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức danh cục trưởng, vụ trưởng và tương đương, chỉ huy trưởng bộ chỉ huy quân sự tỉnh, chỉ huy trưởng bộ đội biên phòng tỉnh, giám đốc công an tỉnh và tương đương trở lên hoặc có quân hàm từ đại tá trở lên.

Người ứng cử làm ĐBQH chuyên trách để làm phó trưởng đoàn ở địa phương phải là tỉnh ủy viên, đang giữ chức vụ giám đốc sở hoặc tương đương trở lên, nói chung có quy hoạch một trong các chức danh sau: ủy viên ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy; phó chủ tịch HĐND; phó chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc tương đương trở lên.

Với một số lĩnh vực cần thiết phải cơ cấu ĐBQH nhưng không có nhân sự cấp vụ trưởng và tương đương đáp ứng yêu cầu, Đảng đoàn QH phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định từng trường hợp cụ thể, bảo đảm đúng quy định.

Đảng viên tự ứng cử ĐBQH phải được cấp có thẩm quyền đồng ý

Về độ tuổi, cán bộ, công chức, viên chức lần đầu ứng cử nói chung phải đủ tuổi tham gia hai khóa QH trở lên hoặc ít nhất trọn một khóa, nam sinh từ tháng 2-1966, nữ sinh từ tháng 1-1971 trở lại đây.

ĐBQH chuyên trách tái cử (trừ các ủy viên Ủy ban Thường vụ QH) phải còn đủ tuổi công tác ít nhất là 1/2 nhiệm kỳ (30 tháng) trở lên tính đến tháng 5-2021, nam sinh từ tháng 8-1963, nữ sinh từ tháng 7-1968 trở lại đây.

Riêng những người ứng cử ĐBQH là cán bộ quân đội, công an thực hiện theo độ tuổi quy định tại Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và Luật Công an nhân dân.

“Những trường hợp tuổi ứng cử cao hơn, như ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo các hội theo Kết luận số 58 ngày 12-9-2014 của Ban Bí thư do cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ xem xét, quyết định” - ông Chính nói.

Cũng theo hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương, đảng viên tự ứng cử ĐBQH, tự ứng cử ĐB HĐND các cấp phải là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định của Luật Tổ chức QH và Luật Tổ chức chính quyền địa phương; đồng thời phải được cấp ủy, tổ chức đảng có thẩm quyền quản lý đảng viên đồng ý.

Tránh tình trạng “vận động” không lành mạnh

Cũng tại hội nghị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng đã triển khai Chỉ thị 45 của Bộ Chính trị về lãnh đạo cuộc bầu cử ĐBQH khóa XV và ĐB HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026.

Đáng chú ý, chỉ thị yêu cầu kiên quyết không giới thiệu ứng cử ĐBQH, ĐB HĐND các cấp những người không xứng đáng, không đủ tiêu chuẩn, nhất là những người sa sút về phẩm chất đạo đức, tham nhũng, chạy chức, chạy quyền, xu nịnh, kiêu ngạo, quan liêu, gây mất đoàn kết, ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng, Nhà nước.

Cùng với đó, phấn đấu giới thiệu, lựa chọn bầu được những ĐBQH và ĐB HĐND thật sự tiêu biểu, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân; bảo đảm đủ tiêu chuẩn, đủ số lượng, có cơ cấu hợp lý, trong đó lấy tiêu chuẩn, chất lượng ĐB làm trọng tâm, không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn. Phấn đấu bầu đủ 500 ĐBQH và đạt tỉ lệ ĐBQH chuyên trách.

Ông Trần Quốc Vượng nhấn mạnh việc bầu đủ số lượng ĐBQH chuyên trách rất quan trọng, phải phấn đấu đạt được. 

Ngoài ra, Bộ Chính trị cũng yêu cầu quy định rõ việc gì được làm, việc gì không được làm trong vận động bầu cử; tránh tình trạng “vận động” không lành mạnh; khắc phục những hạn chế, khuyết điểm trong tổ chức bầu cử ĐBQH, ĐB HĐND các khóa gần đây.

Thường trực Ban Bí thư cho rằng phải vừa đảm bảo quyền bầu cử, ứng cử, quyền tự ứng cử, đề cử của công dân nhưng cũng phải đảm bảo quy trình, tránh việc lợi dụng “khe hở” để đưa người không đủ tiêu chuẩn vào HĐND và QH.

Cạnh đó, phải tiến hành lấy ý kiến của cử tri nơi cư trú thực chất vì đây là ý kiến của người dân đánh giá ĐBQH, ĐB HĐND. “Dân là người giám sát, không ai qua mắt được dân. Phải lấy ý kiến của người dân thực chất chứ không nên tổ chức hình thức, như vậy mới chọn được người đúng tiêu chuẩn” - Thường trực Ban Bí thư lưu ý.

Xem thêm: lmth.469269-ioh-couq-bd-mal-irt-hnihc-ioh-oc-iougn-ueiht-ioig-gnohk/us-ioht/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Không giới thiệu người 'cơ hội chính trị' làm ĐB Quốc hội”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools