vĐồng tin tức tài chính 365

Tạo động lực cho giáo viên để thực hiện chương trình mới

2021-01-22 11:17
Tạo động lực cho giáo viên để thực hiện chương trình mới - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Hữu Độ, thứ trưởng Bộ GD-ĐT, trực tiếp đi kiểm tra khả năng đọc, viết của học sinh lớp 1 tại Hà Nam - Ảnh: VĨNH HÀ

Ông Nguyễn Hữu Độ cho biết trong tháng 1-2021, Bộ GD-ĐT sẽ có sơ kết đánh giá việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới ở lớp 1 sau khi đã thực hiện trọn vẹn 1 học kỳ.

Bộ GD-ĐT chỉ đạo các Sở tổ chức đánh giá, kết hợp với việc Bộ trực tiếp đi kiểm tra nhiều địa phương, đại diện cho các vùng miền khác nhau. Kết quả kiểm tra sẽ được phân tích, rút kinh nghiệm để tiếp tục triển khai chương trình GDPT mới của lớp 1 trong học kỳ 2 và chuẩn bị triển khai chương trình lớp 2, lớp 6 vào năm học tới.

Làm việc với lãnh đạo Bộ GD-ĐT, một số hiệu trưởng trường tiểu học tại Hà Nam cho biết khởi đầu việc thực hiện chương trình lớp 1 có những khó khăn, nhưng hiện họ đã vượt qua "chướng ngại vật" để hoàn thành yêu cầu của chương trình

Khó khăn phổ biến là học sinh mầm non năm trước phải nghỉ học dài, nhiều trẻ không nhớ bảng chữ cái, một yêu cầu bắt buộc đối với trẻ mầm non 5 tuổi. Các trường tiểu học cũng không có 2 tuần chuyển tiếp để học sinh lớp 1 làm quen với môi trường học tập do dịch COVID-19.

Hà Nam cũng có khó khăn về việc thiếu giáo viên, có trường tiểu học phải dồn lớp, nâng sĩ số. Trong khi đó, tỉnh này không có chủ trương ký hợp đồng với giáo viên vì lo hệ lụy lâu dài. Việc tuyển dụng lại không đủ đáp ứng yêu cầu dạy học.

Dồn hết cơ sở vật chất, thiết bị, đội ngũ giáo viên cho lớp 1 không chỉ là việc tỉnh Hà Nam mà nhiều tỉnh, thành khác đã làm để đáp ứng việc triển khai chương trình mới. Tuy vậy, kể cả ở những nơi thuân lợi như Hà Nam, tỉ lệ giáo viên trên lớp cũng chỉ đạt 1,27 (quy định là 1,5).

Theo nhiều giáo viên, tới thời điểm này, phần lớp học sinh lớp 1 đã đọc, viết đạt mức trung bình trở lên, số chưa đọc thông viết thạo không lớn, chủ yếu là học sinh khuyết tật

Trao đổi với Hà Nam, thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ nhấn mạnh việc chuẩn bị đội ngũ giáo viên là yếu tố quan trọng số 1. Trong khi chưa tuyển dụng đủ giáo viên đạt điều kiện theo Luật Giáo dục, ngành GD-ĐT đề xuất UBND các tỉnh, thành duy trì áp dụng chế độ giáo viên hợp đồng với những đối tượng chưa đạt yêu cầu mới về trình độ, kèm theo cam kết giáo viên phải hoàn thành việc đào tạo để đủ điều kiện tuyển dụng.

Nếu cứng nhắc bỏ chế độ hợp đồng giáo viên, nhiều tỉnh sẽ không có đủ giáo viên triển khai chương trình mới. Trong khi ngành giáo dục tới đây còn chịu áp lực chuẩn bị triển khai chương trình mới theo dạng cuốn chiếu ở các lớp, cấp học khác.

Ông Độ cũng nhấn mạnh việc chuyển quản trị nhà trường từ phương thức cấp trên giao việc, ra lệnh sang cơ chế cộng đồng trách nhiệm, phối hợp, hỗ trợ để cùng hoàn thành nhiệm vụ. Trong đó, hiệu trưởng có vai trò quyết định.

"Mỗi trường có một kế hoạch, một 'kịch bản' triển khai căn cứ vào điều kiện cụ thể, điều này cũng giải quyết được những bất cập như đầu năm học xảy ra: chương trình nặng, học sinh quá tải, giáo viên lúng túng, chưa chủ động…", ông Độ nói.

Ông cũng nhắn nhủ các nhà trường, các Sở GD-ĐT chú ý tạo động lực, truyền cảm hứng cho giáo viên khi thực hiện chương trình mới với rất nhiều khác biệt so với chương trình cũ.

"Môi trường làm việc dân chủ, thân thiện, chia sẻ là một yếu tố để tạo động lực cho giáo viên. Giáo viên không bị áp lực, quá tải thì mới khiến cho học sinh không áp lực, không quá tải", ông nói.

Lớp 1 phát sốt với... ôn thiLớp 1 phát sốt với... ôn thi

TTO - Thời gian này, học sinh lớp 1 tại TP.HCM bắt đầu ôn tập để kiểm tra học kỳ I. Trước những đề cương, nội dung giáo viên khoanh vùng trọng tâm, con nhọc nhằn ôn thi, còn phụ huynh thì không ít người... phát khóc.

Xem thêm: mth.27990539022101202-iom-hnirt-gnouhc-neih-cuht-ed-neiv-oaig-ohc-cul-gnod-oat/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tạo động lực cho giáo viên để thực hiện chương trình mới”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools