vĐồng tin tức tài chính 365

Doanh nghiệp thủy sản 'than' chi phí đầu vào tăng cao

2021-01-22 16:08

Doanh nghiệp thủy sản 'than' chi phí đầu vào tăng cao

Nam Bình

(TBKTSG Online) - Hàng loạt các chi phí đầu vào tăng cao, tạo áp lực lớn lên hoạt động chế biến, xuất khẩu thủy sản của doanh nghiệp. Trong khi, thị trường xuất khẩu vẫn đang khá ảm đảm, hợp đồng ký mới cho năm 2021 tới thời điểm hiện tại vẫn chưa nhiều.

Hàng loạt chi phí tăng phi mã

Chỉ loanh quanh chưa hết tháng 1-2021 mà các khoản chi phí đầu vào cho sản xuất, chế biến thủy sản đã rủ nhau tăng phi mã, khiến giá thành sản phẩm ở ngành này tăng cao theo. Các khoản tăng có thể kể đến như phụ phí vận chuyển, giá bao bì, giá đậu nành nhập khẩu, giá găng tay phục vụ trong nhà máy chế biến thủy sản…

Ông Nguyễn Văn Đạo, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Gò Đàng (Mỹ Tho, Tiền Giang), cho biết, giá nhập khẩu đậu nành từ đầu năm 2021 này đã tăng rất cao, kéo theo đó là giá thức ăn thủy sản tăng theo. Từ đó, đẩy giá thành cá tra nguyên liệu tăng.

Cụ thể, giá đậu nành nhập khẩu đã tăng từ hơn 8.000 đồng/kg lên mức gần 14.000 đồng/kg khiến giá thức ăn thủy sản tăng theo. Do đó, giá cá tra nguyên liệu đầu vào cũng đã tăng khoảng 20% so với trước.

“Doanh nghiệp nếu có vùng nuôi thì còn có thể kiểm soát được nguồn nguyên liệu đầu vào, những doanh nghiệp chỉ thu mua cá tra của nông dân rồi về chế biến, xuất khẩu càng khó hơn nữa, vì giá nguyên liệu đầu vào tăng cao”, ông Đạo nói.

Quy trình chế biến tôm xuất khẩu tại một doanh nghiệp ở tỉnh An Giang. Ảnh: Thuận Hải.

Ngoài ra, ông Đạo cũng cho biết, giá một số nguyên vật liệu phục vụ hoạt động sản xuất, chế biến thủy sản khác cũng tăng mạnh khiến tổng giá thành sản phẩm thủy sản bị đẩy lên cao.

Đại diện một doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cá tra tại thành phố Long Xuyên (An Giang) cũng thông tin, chi phí bao bì dù không chiếm phần lớn trong cơ cấu giá thành sản phẩm nhưng từ đầu năm nay cũng đã tăng mạnh.

Nếu trước đây, mỗi thùng bao bì dùng đóng gói hàng xuất khẩu của doanh nghiệp này có giá chỉ khoảng 10.000 đồng thì nay đã tăng lên 13.000 đồng. Mỗi tháng, vị doanh nhân này xuất khẩu khoảng 20 container hàng thủy sản, chi phí bao bì trước đây chỉ khoảng 22 triệu đồng thì nay đã tăng lên 28 triệu đồng.

Thống kê của Hiệp hội Chế biến Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), cũng cho thấy từ cuối năm 2020, ngoài chi phí cước tàu biển đang tăng cao tới mức khó chấp nhận, các hãng tàu biển còn thông báo sẽ tăng phụ phí với hàng container từ Việt Nam xuất khẩu đi các thị trường châu Á.

Mức tăng giao động từ 50 – 200 đô la Mỹ/container, bắt đầu áp dụng từ ngày 1-1 vừa qua. Ngoài việc tăng phụ phí (Rate Restoration), một số hãng tàu còn thông báo tăng phí phụ phí mùa cao điểm (Peak Season Surcharge) từ 150 – 450 đô la Mỹ mỗi container hàng xuất khẩu.

Trong nước, các mặt hàng thiết yếu và chính phục vụ cho hoạt động của các nhà máy cũng tăng từ 8-25%. Điển hình như, giá mặt hàng găng tay cao su, nhựa trong tháng 1 - 2021 đã tăng gần 10 so với tháng trước, băng keo tăng 15%... Một số mặt hàng hóa chất phục vụ trong vuông nuôi tôm như CaCl2 (Calcium chloride) tăng 20%, MgCl2  (Magie clorua) tăng 25%, oxy viên cũng tăng gần 10%...

Xuất khẩu không như kỳ vọng

Trái ngược với tình hình tăng giá đầu vào, hoạt động xuất khẩu thủy sản tới thời điểm hiện tại vẫn không mấy sáng sủa. Các doanh nghiệp đánh giá, ảnh hưởng của dịch Covid-19 cùng với các chi phí tăng cao khiến doanh nghiệp chỉ dám duy trì hoạt động cầm chừng, đơn hàng xuất khẩu do đó cũng không nhiều.

Thông thường, thời điểm hiện tại, các doanh nghiệp vẫn đang nhộn nhịp xuất nhập khẩu các mặt hàng thủy sản để phục vụ thị trường dịp lễ hội năm mới. Nhiều doanh nghiệp vẫn đang ngóng đơn hàng mới.

“Phải đợi qua Tết Nguyên đán mới biết tình hình thị trường có tiến triển hơn không. Hiện tại, thị trường vẫn chưa có gì sáng sủa. Ảnh hưởng Covid-19 kéo dài khiến hoạt động kinh doanh bị đình trệ, doanh nghiệp rất khó kiếm được hợp đồng xuất khẩu mới”, ông Đạo thông tin.

Đóng gói tôm xuất khẩu tại Công ty cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (Cà Mau). Ảnh: Thuận Hải.

Đánh giá triển vọng của ngành thủy sản năm 2021, Vasep cho rằng, trong lúc nền kinh tế thế giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi Covid-19, ngành thủy sản vẫn còn có những cơ hội từ các FTA.

Nếu tận dụng tốt được các ưu đãi từ FTA, cùng với những điểm sáng của ngành trong nước như nguồn cung ổn định, dự báo xuất khẩu thủy sản Việt Nam năm 2021 sẽ tăng 10% đạt trên 9,4 tỉ đô la.

Thế nhưng, theo ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Vasep, để đạt mục tiêu này, doanh nghiệp sẽ phải rất nỗ lực. Tại một số thị trường chính của Việt Nam như Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc, các doanh nghiệp Việt Nam đang phải cạnh tranh nhiều hơn với các đối thủ như Ấn Độ, Thái Lan, Indonesia…

Xem thêm: lmth.oac-gnat-oav-uad-ihp-ihc-naht-nas-yuht-peihgn-hnaod/269213/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Doanh nghiệp thủy sản 'than' chi phí đầu vào tăng cao”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools