vĐồng tin tức tài chính 365

Thủ tướng chủ trì họp Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia và Tổ Tư vấn kinh tế

2021-01-22 23:24

 

Mở đầu cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, Thủ tướng và lãnh đạo các cơ quan chủ yếu dành thời gian để lắng nghe ý kiến, những chia sẻ đúng đắn về kinh tế Việt Nam, về chính sách tiền tệ mà Chính phủ đã điều hành trong thời gian qua, những kết quả đã đạt được, đặc biệt những vấn đề đặt ra trong thời gian tới. “Vì chúng ta biết con đường phía trước không chỉ là con đường cao tốc mà còn phải gặp những ổ gà, ổ trâu trong quá trình phát triển. Chúng ta không được vấp ngã để kinh tế Việt Nam tụt dốc”, Thủ tướng nêu rõ.

E:Nam 2021Thang 1HÐTVCSTTaHTN10909.jpg

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại cuộc họp

Nhiệm vụ của Chính phủ là phải điều hành để đưa đất nước tiến bước, thực hiện cho được mục tiêu Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII sẽ họp vào ngày 25/1 tới. Chúng ta sẽ phấn đấu đến năm 2025 trở thành nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp, đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng, trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước, trở thành nước phát triển có thu nhập cao.

“Tại cuộc họp này, trong thời lượng cho phép, chúng tôi muốn nghe sự hiến kế góp phần hiện thực hóa các mục tiêu, tầm nhìn lớn của đất nước, trước hết trong năm 2021, một năm mà chúng ta phải tiếp tục thực hiện nhiệm vụ kép, đó là kiểm soát tốt dịch bệnh, đồng thời phát triển sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân”, Thủ tướng nói. Trong thời gian tới, chúng ta phải đi lên bằng cách nào với “đôi cánh” một bên là khát vọng cường thịnh, một bên là chính sách, cơ chế phát triển và đi liền với đó là công nghệ; “sức mạnh tinh thần của dân tộc cùng với những giải pháp chỉ đạo, điều hành của các cơ quan với sự tham mưu của nhiều đồng chí có kinh nghiệm để đóng góp quan trọng cho sự phát triển của đất nước”.

Điều hành chính sách tiền tệ kiên định với mục tiêu kiểm soát lạm phát

Phát biểu tại cuộc họp, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết, thành công, bài học trong quá trình điều hành của NHNN trong năm 2020. Thứ nhất, có thể nói trong những năm vừa qua cũng như năm 2020 Thủ tướng Chính phủ cũng như Chính phủ rất quan tâm tới việc làm thế nào có những giải pháp để cải thiện môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp và người dân vì thế mà năm nào cũng có Nghị quyết 02. Đối với các bộ, ngành trong đó có NHNN đã tập trung rất quyết liệt, ở góc độ NHNN làm được hai việc: Đó là điều hành chính sách tiền tệ kiên định với mục tiêu kiểm soát lạm phát dù thực hiện giải pháp nào đi nữa cũng luôn không chủ quan với lạm phát và rất chủ động trong điều hành, theo dõi sát diễn biến và có phương án kịch bản để phối kết hợp đồng bộ với các bộ, ngành.

E:Nam 2021Thang 1HÐTVCSTTNTH.jpg

Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng phát biểu tại cuộc họp

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho rằng, điều đó làm tăng cường khả năng chống chịu điều hành chính sách đối với những cú sốc khi mà Việt Nam có tiến độ mở cửa lớn…và chính sách cũng rất linh hoạt khi đại dịch Covid 19 tác động đến doanh nghiệp và người dân thì ngành Ngân hàng là ngành vào cuộc rất là sớm và đưa ra các giải pháp rất thiết thực, đúng thời điểm để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân. Bên cạnh đó, NHNN cũng rất quan tâm đến việc chỉ đạo toàn hệ thống thực hiện cải cách hành chính, 5 năm liền NHNN là bộ, ngành đứng đầu trong các bộ, ngành về cải cách hành chính. Với việc đóng góp về ổn định kinh tế vĩ mô và cải cách thủ tục hành chính NHNN cũng đã thực hiện đúng Chủ trương của Chính phủ cải thiện môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp và người dân.

Thứ hai, NHNN thấy được trong thành công của NHNN, có một phần rất quan trọng đó là NHNN đã được lắng nghe những ý kiến rất là trí tuệ, rất sâu sắc của các thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, trong nhiệm kỳ vừa qua có 15 cuộc họp hội đồng tư vấn, trong năm 2020 có 2 cuộc họp. NHNN là bộ ngành rất chủ động tham gia các cuộc họp để lắng nghe và đưa ra những giải pháp.

Đề cập đến những khó khăn thách thức, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho rằng, trong năm 2021 và những năm tiếp theo, trước mắt hệ thống ngân hàng nhận thấy được rằng sẽ phải đối mặt rất nhiều với những khó khăn và thách thức.

Thống đốc đề cập đến một số vấn đề mong muốn được tiếp tục lắng nghe ý kiến của các thành viên trong Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia. Thống đốc cho rằng, trong điều hành của NHNN, có hai điểm mà NHNN luôn luôn phải kiên định và phải bảo vệ đó là không được chủ quan với lạm phát đó là yêu cầu trong luật của NHNN. Thứ hai, vì hệ thống Ngân hàng là trung gian tài chính cho nên là thực hiện giải pháp nào đi chăng nữa vẫn phải nghĩ đến sự ổn định của hệ thống nếu không thì bất ổn sẽ quay trở lại, doanh nghiệp và người dân cũng sẽ gặp khó khăn khi mà hệ thống ngân hàng bị tác động.

Chính vì vậy có một số vấn đề mà NHNN muốn báo cáo với Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia”, Thống đốc nói. Thứ nhất đối với hệ thống ngân hàng có thể nói ở Việt Nam các nhu cầu về vốn của doanh nghiệp và người dân phụ thuộc rất lớn vào tín dụng ngân hàng. Tính đến thời điểm hiện nay tỷ lệ tín dụng/ GDP đang ở mức 140 %, nếu như phụ thuộc nhiều vào tín dụng và tỷ lệ này tăng cao là chỉ số cảnh báo rủi ro với hệ thống.

Thống đốc mong mong muốn, trong thời gian tới nhận được những ý kiến của Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia để làm sao có được những giải pháp thúc đẩy các phân khúc thị trường tài chính, sao cho vốn vay phụ thuộc ngắn hạn của ngân hàng, vốn vay trung dài hạn sẽ ngày càng phụ thuộc hơn vào kênh khác như: Thị trường trái phiếu doanh nghiệp, các phân khúc thị trường chứng khoán… như vậy sẽ giúp cho hệ thống ngân hàng hạn chế rủi ro về chênh lệch kỳ hạn. Đây là vấn đề phải đặt ra không thể nào tiếp tục dựa vào nguồn vốn tín dụng ngân hàng cả nguồn vốn trung và dài hạn nữa.

Điểm thứ hai được rất nhiều các thành viên của Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia rất quan tâm và NHNN rất tâm đắc đối với ý kiến này. Trong thời gian tới NHNN sẽ tiếp tục thực hiện các giải pháp để hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân nhưng mức độ liều lượng hỗ trợ như thế nào để vừa thực hiện được các giải pháp hỗ trợ tháo gỡ khó khăn nhưng vẫn đảm bảo ổn định trung hạn ví dụ: như vấn đề về lãi suất. Nếu như mà chắc chắn đại dịch Covid 19 chưa biết được kết thúc khi nào thì nợ xấu của ngân hàng chắc chắn tăng lên, mặc dù đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ giữ nguyên nhóm nợ. Các TCTD sẽ phải trích quỹ dự phòng rủi ro, như vậy đồng nghĩa với việc tình hình tài chính của các TCTD để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp cũng sẽ bị hạn chế. Các ngân hàng mạnh về tài chính sẽ có điều kiện hỗ trợ nhiều, những ngân hàng chưa mạnh, khả năng giảm lãi suất hay thực hiện các giải pháp hỗ trợ sẽ khó khăn hơn. Mong muốn các chính sách khác cùng với chính sách của NHNN kết hợp tháo gỡ khó khăn.

Tại cuộc họp, Phó Thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú đã báo cáo đánh giá diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền tệ và hoạt động ngân hàng năm 2020 và định hướng, giải pháp điều hành năm 2021. Theo đó, năm 2020 NHNN đã khẩn trương, kịp thời triển khai các giải pháp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các nhu cầu thanh khoản, ổn định và thông suốt các thị trường tiền tệ, ngoại hối, giảm lãi suất, duy trì tín dụng phục vụ sản xuất, kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho người vay vốn, hỗ trợ tích cực để nền kinh tế hạn chế tác động tiêu cực của dịch bệnh, hỗ trợ sự phục hồi nền kinh tế. Cụ thể: Đảm bảo cung ứng thanh khoản đầy đủ, kịp thời, đáp ứng các nhu cầu vốn của nền kinh tế, góp phần ổn định vĩ mô; giảm mạnh lãi suất điều hành liên tiếp 03 lần và là một trong những NHTW có mức giảm (1,5-2,0%/năm) mạnh nhất trong khu vực; chỉ đạo TCTD chủ động cân đối khả năng tài chính, triệt để tiết giảm chi phí hoạt động, tập trung mọi nguồn lực để giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn.​ Lãi suất cho vay tối đa đối với các lĩnh vực ưu tiên giảm 1,5%/năm, hiện là 4,5%/năm; mặt bằng lãi suất cho vay bình quân của các NHTM giảm khoảng 1%/năm so với cuối năm 2019…

Bên cạnh đó NHNN thực hiện các giải pháp để hỗ trợ tăng trưởng tín dụng, tháo gỡ khó khăn cho TCTD và người vay vốn. Ban hành Thông tư 01 tạo hành lang pháp lý, cơ chế đột phá để TCTD tháo gỡ khó khăn về vốn vay cho khách hàng (cơ cấu lại nợ gốc và lãi, không chuyển nợ xấu, không tính lãi phạt; miễn giảm lãi, phí); tổ chức Hội nghị kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp trên toàn quốc, tiếp nhận, giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc của người dân và doanh nghiệp. Tái cấp vốn cho NHCSXH để cho vay hỗ trợ doanh nghiệp trả lương người lao động ngừng việc do Covid-19; Tiếp tục chủ động, quyết liệt chỉ đạo việc cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu tại Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020” và Nghị quyết số 42/2017/QH14...

Về định hướng giải pháp trong thời gian tới, Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết, thực hiện Nghị quyết số 124/2020/QH14 ngày 11/11/2020 của Quốc hội, Nghị quyết số 01 và Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2021 của Chính phủ, theo đó NHNN đề ra mục tiêu tổng quát là: Thực hiện quyết liệt, linh hoạt, hiệu quả “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân, vừa phục hồi và phát triển KT-XH trong trạng thái bình thường mới. Phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả các chính sách tài khóa, tiền tệ và các chính sách khác để kích thích tổng cầu phù hợp, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng; đồng thời giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn…

Tại cuộc họp, nhiều ý kiến của các chuyên gia cho rằng năm 2020 là năm đặc biệt, đầy thách thức nhưng Việt Nam đã vượt qua một cách thành công. Chính phủ đã hành động quyết liệt, quyết đoán, qua đó, kiểm soát được dịch bệnh, góp phần thúc đẩy kinh tế. Trong điều kiện ngân sách khó khăn, Chính phủ đã chấp nhận thâm hụt để hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp. Việt Nam cũng đã làm tốt việc ổn định và khôi phục tăng trưởng.

Về dự báo tình hình năm 2021, các chuyên gia cho rằng, chỉ có thể khả quan khi dịch bệnh được kiểm soát. Do đó, các chuyên gia khuyến nghị Chính phủ cần tiếp tục chú trọng 2 nhóm giải pháp bao gồm: Phòng chống dịch bệnh; kích thích xuất khẩu và tiêu dùng nội địa; đẩy mạnh đầu tư công.

Chấp nhận sự thay đổi trong điều kiện mới

Ghi nhận các ý kiến tại cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, chúng ta đã chuẩn bị cho một nền tảng quan trọng theo năm 2021 và 5 năm đến một cách căn bản, về năng lực sản xuất kinh doanh, về hệ thống kinh tế vĩ mô. Nhất là, người dân đã vào cuộc mạnh mẽ trước thử thách của dịch bệnh, có thể nói một dân tộc bừng lên sức sống mãnh liệt, đoàn kết thống nhất cao, ý chí khát vọng phát triển, đây chính là nền tảng rất quan trọng để chúng ta thổi luồng sinh khí mới trong phát triển thời gian tới, thực hiện các nhiệm vụ đặt ra cho năm 2021 và các năm tiếp theo.

Tuy nhiên, chúng ta không được chủ quan trong bối cảnh quốc tế và khu vực diễn biến phức tạp.

Chúng ta chấp nhận sự thay đổi trong điều kiện mới, thay đổi cả thói quen, thậm chí phải thay đổi cả thể chế pháp luật phát triển về kinh tế và “các đồng chí để nói nếu pháp luật tốt, hoàn thiện thì doanh nghiệp và người dân sẽ tăng cường, đầu tư đổi mới sáng tạo, thực hiện tốt khát vọng phát triển”.

Nhấn mạnh một số tồn tại, Thủ tướng nêu rõ, chất lượng tăng trưởng có cải thiện nhưng còn nhiều điểm hạn chế, “nếu nỗ lực, chúng ta sẽ làm tốt hơn nữa”. Chúng ta vẫn chưa có một số cơ chế đủ mạnh để khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo thực sự là động lực nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Môi trường đầu tư-kinh doanh có nhiều cải thiện nhưng còn nhiều rào cản, nhất là vẫn còn tình trạng tham nhũng vặt... Thu hút đầu tư nước ngoài đóng góp tích cực cho nền kinh tế nhưng sự liên kết giữa khu vực FDI và doanh nghiệp trong nước còn lỏng lẻo, tỷ lệ nội địa hóa thấp, nhất là đối với ngành công nghiệp ôtô, điện tử…

Thủ tướng nêu rõ, thời gian tới, Chính phủ phải làm nhiều việc, nhất là thực hiện mạnh mẽ các đột phá chiến lược. Cải cách hành chính, cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, phát triển doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đẩy mạnh chuyển đổi số quốc gia và thu hút nguồn lực đầu tư cho phát triển bền vững là những trọng tâm. Đặc biệt, chuyển đổi số quốc gia là con đường tất yếu.

“Các đồng chí cần phát hiện, đề xuất các chính sách để thu hút phát triển, tháo gỡ vướng mắc”, Thủ tướng đề nghị, tìm động lực mới cho phát triển.

Tổ tư vấn và Hội đồng Chính sách tiền tệ quốc gia cần theo dõi sát diễn biến kinh tế trong và ngoài nước, phát hiện những vấn đề mới phát sinh để kịp thời tư vấn với Thủ tướng về những cơ chế, chính sách, giải pháp phù hợp trước tình hình mới.

Tiếp tục đề xuất các giải pháp nhằm thực hiện “mục tiêu kép”, vừa phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân, vừa phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội. Tư vấn để tận dụng cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do đã được ký kết. Nghiên cứu giải pháp hoàn thiện cơ chế quản trị doanh nghiệp nhà nước.

ĐT – MA

Ảnh: Thống Nhất

Xem thêm: 622724VBS=emaNcoDd?001mc/sknil/iv/latrop/retnecbew/nv.vog.vbs.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Thủ tướng chủ trì họp Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia và Tổ Tư vấn kinh tế”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools