vĐồng tin tức tài chính 365

Ðiện khí LNG - tương lai cho Việt Nam

2021-01-24 11:55

Ðiện khí LNG - tương lai cho Việt Nam

Trần Thắng (*)

(TBKTSG) - Đến giữa năm 2019 Việt Nam đã có 25 dự án điện khí LNG với tổng công suất 50.000 MW. Theo đánh giá của Bloomberg, Việt Nam là một trong những nước trên thế giới đi đầu về lĩnh vực điện khí LNG.

Phối cảnh nhà máy điện khí LNG ở tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: NSenergybusiness

Năng lượng sạch đang trỗi dậy ở Việt Nam

Sự phát triển kinh tế vượt bậc của Việt Nam trong 10 năm qua một phần nhờ có nguồn năng lượng điện ổn định giúp mọi ngành phát triển đúng kế hoạch. Mức tăng trưởng GDP trung bình của Việt Nam trong 10 năm là gần 7%, nhờ đó GDP của cả nước đã tăng từ 116 tỉ đô la Mỹ năm 2010 lên 343 tỉ đô la vào năm 2020. Trong khi đó, tổng sản lượng của hệ thống điện là 85,4 tỉ kWh (năm 2010) và tăng lên 225,4 tỉ kWh (năm 2020), tốc độ tăng trưởng năng lượng điện gần 10%, theo báo cáo của Chính phủ.

Theo đà phát triển kinh tế, Việt Nam cần có tổng công suất điện là 60.000 MW (năm 2020), đến năm 2025 cần 96.500 MW, năm 2030 cần 138.000 MW và tăng lên 302.000 MW vào năm 2045, theo báo cáo của Quy hoạch điện 7 và 8 của Bộ Công Thương.

Nguồn điện Việt Nam đa dạng và bao gồm những nguồn như thủy điện, nhiệt điện than đá, nhiệt điện khí, điện mặt trời, điện gió.

Nguồn thủy điện phát triển sớm nhất tại Việt Nam và gần như được khai thác hết công suất. Đồng thời, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên lượng mưa thay đổi và mùa khô lượng nước thấp, nên sản lượng thủy điện sụt giảm đáng kể.

Nguồn nhiệt điện than thải bụi tro, xỉ than và khí CO2, SO2, NOx ra môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống người dân. Các nhà môi trường đánh giá không khí Hà Nội ô nhiễm một phần do bụi tro và xỉ than từ các tỉnh xung quanh và bay trong không khí về Hà Nội.

Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hàng năm có 4,2 triệu người chết do liên quan đến không khí bị ô nhiễm mà phần lớn từ các quốc gia châu Á. Theo thống kê của Tổ chức Ung thư thế giới, Việt Nam trong năm 2018 có 115.000 người chết vì ung thư, và con số sẽ tăng theo thời gian. Ung thư xảy ra chính là do môi trường sống bị ô nhiễm và thực phẩm bẩn.

Trong nỗi lo lắng về chất lượng môi trường sống ô nhiễm và thiên tai, nguồn điện sạch như điện gió, điện mặt trời, điện khí hóa lỏng LNG xuất hiện như vị cứu tinh đối với những nước nghèo và đang phát triển. Việt Nam thừa hưởng công nghệ mới của thế giới và chủ động phát triển nhanh trong lĩnh vực năng lượng điện sạch.

Theo số liệu của Bộ Công Thương, tháng 1-2019 Việt Nam có 330 dự án điện pin mặt trời với tổng công suất là 26.000 MW, đến tháng 11-2020 Việt Nam có các dự án điện gió với tổng công suất là 18.200 MW và tiềm năng của cả nước lên đến 50.000 MW.

Theo Quy hoạch điện 7 giai đoạn 2025-2030, tổng công suất nguồn điện khí LNG có là 15.000-19.000 MW, nhưng đến giữa năm 2019 đã có 25 dự án với tổng công suất 50.000 MW. Các nhà đầu tư nước ngoài xem điện khí LNG tiềm năng lớn tại Việt Nam. Theo đánh giá của Bloomberg, Việt Nam là một trong những nước trên thế giới đi đầu về lĩnh vực điện khí LNG.

Ðó là những tín hiệu đáng mừng cho Việt Nam khi sử dụng nguồn năng lượng điện sạch. Ði xa hơn trong 10 năm, Việt Nam có đủ năng lực thay đổi toàn bộ hệ thống nhiệt điện than đá sang điện khí LNG và khuyến khích 300 dự án thủy điện nhỏ (tổng công suất tương đương với hai nhà máy điện khí LNG) chuyển sang đầu tư điện khí LNG hoặc điện mặt trời để trả lại 40.000 héc ta rừng về với thiên nhiên.

Triển vọng nhà máy điện khí LNG tại Việt Nam

LNG là khí thiên nhiên được hóa lỏng ở nhiệt độ âm 292 độ C để dễ vận chuyển và chứa trong kho. Khí thải từ việc đốt LNG không chứa các hạt bụi và lượng CO2 giảm hơn 50% so với than đá.

Hiện Mỹ là nước cung cấp khí LNG hàng đầu thế giới, tiếp theo có những nhà cung cấp từ Úc và Nga, chính vì tính cạnh tranh nên giá khí LNG giảm nhiều so với trước đây. Mỹ cũng là nơi tập trung những công ty hàng đầu thế giới về nhà máy điện khí LNG.

Trong khuôn khổ quan hệ đối tác năng lượng chiến lược Nhật Bản - Mỹ được khởi động từ năm 2017, hai nước đồng ý trợ giúp các nền kinh tế mới nổi để giảm thiểu lượng carbon, Việt Nam là nước được cả Nhật Bản và Mỹ ủng hộ và đã đầu tư cho điện khí LNG ở Việt Nam một cách mạnh mẽ.

Trong thời gian đầu hoạt động, các nhà máy điện khí LNG Việt Nam phải nhập khẩu LNG từ Mỹ, nhưng sau này có thể hợp tác với các công ty năng lượng của Mỹ để sản xuất LNG ngay tại Việt Nam, nhờ tiềm năng trữ lượng dầu khí khá dồi dào ở biển Đông, lên đến 5.400 tỉ mét khối khí đốt và 11 tỉ thùng dầu, theo ước tính của Cơ quan Năng lượng Mỹ.

Công ty Exxon Mobil (Mỹ) đã hợp tác với Việt Nam từ năm 2019 triển khai việc khai thác khí đốt tại mỏ Cá Voi Xanh cách bờ biển Quảng Nam - Quảng Ngãi 80 ki lô mét, có trữ lượng 150 tỉ mét khối khí đốt; Công ty liên doanh ENI Viet Nam BV bao gồm Việt Nam, Ý và Ấn Ðộ, hợp tác khai thác khí đốt tại mỏ Kèn Bầu cách bờ biển Quảng Trị 65 ki lô mét, có trữ lượng 200-255 tỉ mét khối khí đốt và 400-500 triệu thùng dầu; Công ty liên doanh Idemitsu Kosan, Teikoku Oil (Nhật Bản) và tập đoàn Dầu khí Việt Nam hợp tác khai thác khí đốt tại mỏ Sao Vàng - Ðại Nguyệt cách bờ biển Vũng Tàu 300 ki lô mét, có trữ lượng 180 tỉ mét khối khí đốt, dòng khí đầu tiên cập bờ Vũng Tàu vào ngày 16-11-2020.

Việt Nam đến với năng lượng sạch

Với nỗ lực lớn thay đổi dòng năng lượng điện sạch, Việt Nam như gửi tín hiệu mạnh mẽ đến các tổ chức quốc tế khi cam kết giảm lượng khí thải carbon.

Tổng thống đắc cử của Mỹ Joe Biden là người chủ trương bảo vệ môi trường, giảm thiểu biến đổi khí hậu toàn cầu, phát triển kinh tế đảm bảo giữ môi trường thân thiện. Nước Mỹ dưới thời của ông Biden sẽ có chính sách lớn về vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu. Ông đã đề cử cựu ngoại trưởng John Kerry làm cố vấn về biến đổi khí hậu và nằm trong Hội đồng An ninh quốc gia.

Làn sóng đầu tư vào lĩnh vực điện khí LNG từ các công ty Mỹ và Nhật Bản giúp Việt Nam đảm bảo có nguồn điện dồi dào và dần dần thay thế cho nhiệt điện than đá và thủy điện nhỏ. Sự lớn mạnh của điện khí LNG vừa thúc đẩy sự phát triển kinh tế Việt Nam vừa giữ được môi trường thân thiện với thiên nhiên.

CÁC DỰ ÁN ĐIỆN KHÍ LNG VÀ CUNG CẤP LNG

Việt Nam đã, đang và sẽ hợp tác với các nhà đầu tư Mỹ và Nhật Bản... để triển khai những dự án điện khí LNG lớn, bao gồm:

Tại Bạc Liêu, dự án của các công ty Mỹ như Delta Offshore Energy, Bechtel, General Electric và McDermott với tổng mức đầu tư 4 tỉ đô la, công suất 3.200 MW.

Tại Long An, dự án của các công ty General Electric (Mỹ) và VinaCapital (Việt Nam), với tổng công suất 3.000 MW, trong đó giá trị thiết bị sử dụng của General Electric khoảng 3 tỉ đô la.

Tại Vũng Tàu (Long Sơn), dự án của các công ty General Electric và Genco (Mỹ), Mitsubishi (Nhật Bản) và PECC2 (Việt Nam), công suất 3.600-4.500 MW và cảng, kho khí LNG công suất 3,5-4,4 triệu tấn LNG một năm. Riêng General Electric sẽ rót 1 tỉ đô la vào dự án này.

Tại Bình Thuận (Sơn Mỹ), dự án của các công ty AES (Mỹ) và Petro Vietnam Gas (Việt Nam), xây cảng và kho LNG, với tổng mức đầu tư 2,8 tỉ đô la để cung cấp LNG cho các nhà máy điện.

Tại Bình Thuận (Sơn Mỹ 2), dự án của các công ty AES (Mỹ) và Petro Vietnam Gas (Việt Nam), với tổng mức đầu tư 5 tỉ đô la để xây dựng cụm nhà máy điện khí LNG với tổng công suất 4.000 MW.

Tại Huế, dự án của Công ty liên doanh LNG Chân Mây giữa Mỹ - Việt Nam (60% vốn từ Mỹ), với tổng mức đầu tư 6 tỉ đô la Mỹ, công suất 4.000 MW.

Tại Quảng Trị, dự án của Công ty T&T Group (Việt Nam) đề xuất với tổng mức đầu tư 4,4 tỉ đô la, công suất 3.000 MW. Ngoài ra, tập đoàn này cũng đang đề xuất một dự án tương tự khác ở Hà Tĩnh với tổng mức đầu tư 3,55 tỉ đô la.

Tại Hải Phòng (Tiên Lãng), dự án của các công ty Exxon Mobil (Mỹ) và JERA (Nhật Bản), với tổng mức đầu tư 5,1 tỉ đô la, công suất 4.500 MW. Dự án bao gồm một cảng, kho khí LNG với công suất 6 triệu tấn LNG mỗi năm.

(*) Kỹ sư cơ khí hàng không (Mỹ)

Xem thêm: lmth.man-teiv-ohc-ial-gnout--gnl-ihk-neid/698213/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Ðiện khí LNG - tương lai cho Việt Nam”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools