Khoản đầu tư này được sử dụng vào việc sản xuất các sản phẩm 5G và bộ vi xử lý lõi, công ty này cho biết.
Intel cho hay, động thái mở rộng này là để giúp cơ sở tại Việt nam "tiếp nhận các công nghệ phức tạp hơn" và đa dạng hóa ngoài các đơn vị xử lý trung tâm ở trung tâm hoạt động kinh doanh của mình.
Vai trò của Việt Nam trong chuỗi cung ứng công nghệ ngày càng quan trọng, khi các công ty, từ Samsung Electronics đến nhà cung cấp Pegatron của Apple đều rời Trung Quốc trong những năm gần đây vì chi phí và rủi ro thương mại, địa chính trị gia tăng, Nikkei nhận định.
Trong đại dịch COVID-19, khi các nền kinh tế láng giềng phải đóng cửa, nhưng Việt Nam hầu như vẫn mở cửa, cho phép Intel tăng sản lượng sản xuất lên 30% trong nửa đầu năm 2020 so với giai đoạn đầu năm.
Tổng giám đốc Kim Huat Ooi cho biết: "Tính đến cuối năm 2020, Intel Products Việt Nam đã xuất xưởng hơn 2 tỷ sản phẩm cho khách hàng trên toàn thế giới.
Chúng tôi rất tự hào về cột mốc quan trọng này, điều này cho thấy IPV quan trọng như thế nào trong việc giúp Intel đáp ứng nhu cầu của khách hàng trên toàn thế giới và lý do tại sao chúng tôi tiếp tục đầu tư vào cơ sở vật chất và đội ngũ của mình tại Việt Nam".
Intel cũng đang đàm phán để outsource một số hoạt động sản xuất cho Samsung Electronics.
Trong thập kỷ qua, giá trị xuất khẩu tích lũy của IPV đạt 50,2 tỷ USD. Riêng năm 2020, Intel xuất khẩu 13,1 tỷ USD , chiếm khoảng 68% tổng kim ngạch xuất khẩu của Khu công nghệ cao Sài Gòn và khoảng 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn Việt Nam trong lĩnh vực linh kiện điện tử và phụ kiện.
Quyết định tăng đầu tư dự kiến sẽ tạo ra nhiều bước ngoặt và hỗ trợ sự phát triển của nguồn nhân lực địa phương, đồng thời tăng giá trị xuất khẩu lên 30 - 40%.
Xem thêm: mth.95343124172101202-man-teiv-oav-dsu-yt-aun-nag-meht-ut-uad-letni/nv.ahos