vĐồng tin tức tài chính 365

Cầu quá tải, Bến Tre, Tiền Giang đưa phà Rạch Miễu trở lại hoạt động

2021-01-28 06:55
Cầu quá tải, Bến Tre, Tiền Giang đưa phà Rạch Miễu trở lại hoạt động - Ảnh 1.

Bến phà tạm Rạch Miễu phục vụ các loại phương tiện có tải trọng dưới 30 tấn - Ảnh: M.TRƯỜNG

Đi kèm với niềm vui vì kẹt xe tại cầu Rạch Miễu sẽ được giải quyết trong thời gian tới, vẫn có những băn khoăn: vì sao bến phà Rạch Miễu trước đây đã bị "khai tử" sau khi có cầu Rạch Miễu, rồi bây giờ lại làm bến phà tạm?

Cầu Rạch Miễu quá tải

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Minh Cảnh - phó chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre - cho biết cầu Rạch Miễu trên quốc lộ 60 nối hai tỉnh Tiền Giang - Bến Tre được xây dựng hoàn thành và đưa vào khai thác năm 2009, và tiếp những năm sau đó các cầu Hàm Luông, cầu Cổ Chiên cũng được đưa vào sử dụng, rút ngắn khoảng cách từ các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh đi TP.HCM.

Do đó lưu lượng phương tiện qua cầu Rạch Miễu ngày càng tăng theo.

Theo số liệu của Công ty BOT cầu Rạch Miễu, lưu lượng bình quân hiện nay khoảng 18.000 xe/ngày đêm, trong những ngày cao điểm lên đến 20.000 xe/ngày đêm, gây nên tình trạng ùn tắc giao thông, đặc biệt vào các ngày cuối tuần và ngày lễ, tết.

Trước đó, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Hà Ngọc Nam - phó giám đốc Công ty TNHH BOT cầu Rạch Miễu - cho biết cầu Rạch Miễu được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp 3 đồng bằng, với lưu lượng từ 3.000 - 6.000 xe/ngày đêm.

Nhưng với lưu lượng xe hiện nay khoảng 18.000 xe/ngày đêm, trong những ngày cao điểm lên đến 20.000 xe/ngày đêm, nên thường xuyên xảy ra kẹt xe. Và cầu Rạch Miễu đã chính thức mãn tải trong suốt 2 năm qua (năm 2019 và năm 2020).

Nhưng vì sao thời điểm đó cầu Rạch Miễu được thiết kế chỉ rộng 12m với 2 làn xe, để rồi khi đi vào hoạt động được khoảng 10 năm thì quá tải? Nguyên một lãnh đạo Ban quản lý dự án 7, Bộ GTVT - người trực tiếp chỉ huy công trình này - từng chia sẻ với Tuổi Trẻ lý do là vì không có tiền nên phải "liệu cơm gắp mắm".

"Để giải quyết tình trạng trên, được sự thống nhất của Bộ GTVT, UBND tỉnh Bến Tre đã phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng bến phà tạm để góp phần giải quyết ùn tắc giao thông trong thời gian chờ xây dựng cầu Rạch Miễu 2", ông Nguyễn Minh Cảnh nói.

Tuy nhiên, về lâu dài, theo ông Hà Ngọc Nam, cần thiết phải đầu tư thêm cầu Rạch Miễu 2 để giải quyết tình trạng kẹt xe tại cầu Rạch Miễu hiện hữu.

"Cậy" phà ít nhất 4 năm!

Trước tình trạng quá tải cầu Rạch Miễu, từ năm 2016 ngành giao thông đã bàn đến việc làm cầu Rạch Miễu 2 nhưng mãi đến 4 năm sau vẫn chưa tìm được lối ra. Lý do là vì chưa kiếm được nguồn vốn hợp lý.

Lúc đầu các cơ quan chức năng đề xuất đầu tư bằng vốn ODA (vay vốn Hàn Quốc), sau đó đề xuất đầu tư BOT (xây dựng - kinh doanh và chuyển giao) nhưng không có nhà đầu tư tham gia. Vì vậy, mới đây Tổng công ty Đầu tư phát triển và quản lý hạ tầng giao thông Cửu Long - cơ quan thực hiện dự án - đề xuất đầu tư bằng vốn ngân sách.

Mới đây nhất, Thủ tướng Chính phủ vừa ký quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng công trình cầu Rạch Miễu 2 nối tỉnh Tiền Giang và tỉnh Bến Tre theo đề xuất của Bộ GTVT.

Theo đó, vị trí xây dựng cầu Rạch Miễu 2 cách cầu Rạch Miễu hiện hữu 3,8km về phía thượng lưu. Điểm đầu tại nút giao cắt quốc lộ 1 với đường tỉnh 870 (Tiền Giang), điểm cuối kết nối với quốc lộ 60 tại đường dẫn cầu Hàm Luông (Bến Tre).

Cầu Rạch Miễu 2 có tổng chiều dài 17,5km. Trong đó, phần cầu vượt sông Tiền rộng 17,5m, quy mô bốn làn xe lưu thông, xây dựng năm nút giao. Tổng mức đầu tư dự án trên 5.175 tỉ đồng. Bộ GTVT đề xuất dự án sử dụng 100% vốn ngân sách trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025.

Như vậy, ít nhất phải mất 4 năm nữa mới có thêm cây cầu Rạch Miễu 2 để "chia lửa" với cầu Rạch Miễu hiện hữu. Hiệu quả của bến phà tạm Rạch Miễu đến đâu chưa rõ, nhưng hiện số vốn đổ vào bến phà này là trên 111 tỉ đồng (cả đường dẫn và bến phà) bằng vốn ngân sách.

Bến phà tạm Rạch Miễu phục vụ tất cả các loại phương tiện có tải trọng dưới 30 tấn, chiều cao giới hạn nhỏ hơn 3,9m; miễn phí hoàn toàn cho người đi bộ và xe 2 bánh, trong khi tất cả các phương tiện còn lại sẽ thu phí bằng với mức phí đang áp dụng ở trạm thu phí cầu Rạch Miễu.

TP.HCM và Đồng Nai bàn xây cầu Cát Lái

Sở Giao thông vận tải TP.HCM vừa có thông báo kết luận buổi làm việc cùng với Sở Giao thông vận tải Đồng Nai về tình hình triển khai dự án xây cầu Cát Lái thay cho phà Cát Lái hiện hữu.

Sau khi nghe tư vấn báo cáo phương án xây cầu Cát Lái, Sở Giao thông vận tải TP đã đề nghị UBND TP Thủ Đức cung cấp tình hình thực hiện các đồ án quy hoạch xây dựng, hiện trạng pháp lý liên quan đến hướng tuyến để làm cơ sở cho đơn vị tư vấn đánh giá mức độ ảnh hưởng, tính khả thi của các phương án thiết kế cầu.

Sở Giao thông vận tải TP cũng đề nghị Đồng Nai nghiên cứu thêm phương án hướng tuyến đi theo đường có lộ giới 40m trong cụm công nghiệp và vào đường Trương Văn Bang. Nghiên cứu một số dạng nút giao với đường Vành đai 2, hạn chế tối đa ảnh hưởng đến các đồ án quy hoạch trong khu vực, đặc biệt là khu dân cư Thạnh Mỹ Lợi B (TP Thủ Đức).

Từ đó, Sở Giao thông vận tải Đồng Nai phân tích ưu nhược điểm đối với từng phương án, làm cơ sở để so sánh, lựa chọn phương án tối ưu.

Vào tháng 8-2019, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý giao UBND tỉnh Đồng Nai là cơ quan nhà nước có thẩm quyền triển khai thực hiện dự án xây dựng cầu Cát Lái thay thế phà hiện hữu.

Đ.PHÚ

Phà Rạch Miễu chính thức hoạt động, Phà Rạch Miễu chính thức hoạt động, 'chia lửa' với cầu Rạch Miễu

TTO - Sáng 27-1, UBND tỉnh Bến Tre tổ chức lễ khánh thành đưa vào hoạt động bến phà Rạch Miễu, nối hai tỉnh Tiền Giang - Bến Tre để 'chia lửa' với cầu Rạch Miễu hiện đang bị quá tải.

Xem thêm: mth.69241741272101202-gnod-taoh-ial-ort-ueim-hcar-ahp-aud-gnaig-neit-ert-neb-iat-auq-uac/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Cầu quá tải, Bến Tre, Tiền Giang đưa phà Rạch Miễu trở lại hoạt động”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools