Quyền lực của Big Tech
Sự xuất hiện của các tập đoàn thống trị có ưu thế về công nghệ như vậy đang gióng lên hồi chuông cảnh báo, không chỉ vì họ nắm giữ quá nhiều quyền lực kinh tế, mà còn nắm giữ nhiều quyền kiểm soát đối với truyền thông chính trị. Điều đó dẫn đến những mối đe dọa chưa từng có với nền dân chủ Mỹ đang vận hành suôn sẻ.
Tổng giám đốc điều hành Facebook, Mark Zuckerberg trong một lần điều trần trước quốc hội Mỹ - Ảnh: Reuters |
Trong hai năm qua, Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) và Liên minh Tổng chưởng lý các tiểu bang (CSAG) đã khởi xướng các cuộc điều tra về nguy cơ lạm dụng độc quyền của các tập đoàn này, và tháng 10/2020, Bộ Tư pháp đã đệ đơn kiện chống độc quyền đối với Google.
Mặc dù có sự đồng thuận ngày càng cao về mối đe dọa các công ty Big Tech gây ra, nhưng có rất ít sự đồng thuận về cách ứng phó. Một số lập luận cho rằng Mỹ cần phải chia tay Facebook và Google. Những người khác kêu gọi áp dụng các quy định nghiêm ngặt hơn để hạn chế việc khai thác dữ liệu của các công ty này.
Những mối đe dọa chưa từng có
Đối với thị trường kỹ thuật số, dữ liệu là tiền bạc. Một khi các công ty như Amazon hoặc Google đã tích lũy được dữ liệu về hàng trăm triệu người dùng, họ có thể tiến vào các thị trường hoàn toàn mới và đánh bại các công ty mới thành lập. Ngoài ra, những công ty Big Tech được hưởng lợi nhiều từ cái gọi là “hiệu ứng mạng”.
Mạng lưới càng rộng thì càng hữu ích đối với người dùng, điều này tạo ra vòng phản hồi tích cực dẫn đến “chỉ cần” một công ty thống trị thị trường. Không giống như công ty truyền thống, công ty kỹ thuật số không cạnh tranh để giành thị phần, mà cố giành lấy thị trường. Họ có thể nuốt chửng các đối thủ tiềm năng, như Facebook đã mua đứt Instagram và WhatsApp.
Các Big Tech càng trở nên mạnh mẽ hơn trong đại dịch, khi rất nhiều phần cuộc sống hàng ngày chuyển sang kênh trực tuyến - Ảnh: Reuters |
Từ năm 2016, người Mỹ đã báo động về sức mạnh của các công ty công nghệ trong việc định hình thông tin. Các nền tảng này cho phép những kẻ lừa bịp bán tin tức giả mạo và những kẻ cực đoan đưa ra các thuyết âm mưu. Họ có thể khuếch đại hoặc chôn vùi những tiếng nói cụ thể.
Những người chỉ trích đáp lại mối lo này bằng cách yêu cầu các nền tảng phải chịu trách nhiệm lớn hơn đối với nội dung mà họ đăng lên.
Họ kêu gọi Twitter ngăn chặn hoặc kiểm tra sự thật những dòng tweet gây hiểu lầm của Tổng thống Donald Trump trước đây. Họ chỉ trích Facebook vì tuyên bố rằng sẽ không kiểm duyệt nội dung chính trị.
Phương pháp rõ ràng nhất để kiểm soát quyền lực đó là quy định của chính phủ. Đó là cách tiếp cận được áp dụng ở châu Âu, ví dụ như Đức, khi thông qua luật xử lý tội truyền bá tin tức giả. Tuy nhiên, biện pháp này không khả thi ở một quốc gia phân cực như Mỹ.
Một cách tiếp cận khác là thúc đẩy sự cạnh tranh. Nếu có nhiều nền tảng, thì không nền tảng nào có được sự thống trị như Facebook và Google ngày nay. Tuy nhiên, vấn đề là cả Mỹ và EU đều không thể chia tay Facebook hoặc Google theo cách mà Standard Oil và AT&T đã chia tay.
Trước những viễn cảnh mờ mịt đó, nhiều nhà quan sát chuyển sang “dữ liệu di động” để đưa cạnh tranh vào thị trường Big Tech. Cũng như việc yêu cầu các công ty điện thoại cho phép người dùng “giữ số đổi mạng”, chính phủ có thể yêu cầu người dùng có quyền lấy dữ liệu họ đã chuyển từ nền tảng này sang nền tảng khác.
Việt Hưng
Xem thêm: lmth.3456241a-ehgn-gnoc-aig-iad-cac-os-ol-gnuc-ym/nv.moc.enilnounuhp.www