Nhỏ bạn bảo tôi cá nướng Đà Nẵng làm nó nhớ vịt quay Lạng Sơn, tôi cười khẩy tỏ ý hai món chẳng liên quan gì nhau. Nhưng cả tôi với nó đều ngầm hiểu mấy món mẹ tôi nấu làm nó nhớ lắm mâm Tết quê nhà
Chúng ta có một cuộc đời dài nhưng liệu có đủ mươi mâm Tết được ăn cùng cha mẹ, anh chị em? Rồi đến lúc cuộc đời lật dở sang trang mới chẳng ai còn cơ hội ăn bữa cơm đủ mặt người thương. Lúc đó bạn có tiếc không?
Tôi thì tiếc.
Xa nhà tám năm trời, bốn năm đi học, bốn năm đi làm không có lẻ. Nên năm nào cũng vậy, tôi thường nhớ rất rõ những mâm Tết nhà.
Thường thì mẹ sẽ bắt tôi cùng ra chợ ngày 29, phụ xách biết bao nhiêu là đồ. Rồi 30 lo sơ chế trước mấy món cầu kỳ như cuốn ram, nhồi sẵn khổ qua, luộc thịt ngâm mắm...
Không có sáng mùng một Tết nào là tôi được mặc áo dài xúng xính đi lễ chùa đầu năm như mấy đứa hàng xóm. Thay vào đó mùng một sẽ là lúc tôi xấu nhất với bộ đồ ngủ ở nhà, phụ mẹ làm món này món kia bày lên bàn thờ gia tiên.
Hồi đó sướng nhất là nghe mẹ nói câu: "Xong rồi, bây đi đâu đó thì đi đi", thế là tôi nhảy vọt ra khỏi nhà. Nhưng càng lớn, tôi nhận ra việc ăn bữa cơm đầu năm với ba mẹ như là chuyện Tết phải có mai, bánh tét phải ăn cùng củ kiệu không thì vô vị lắm.
Rồi 2020 đến, chẳng gõ cửa xông đất nhà người ta như lẽ thường mà ào ào vô rồi để lại bao nhiêu là biến động. Giữa năm, tôi không thể về nhà vì đại dịch.
Rồi cũng như bao người, trong những tháng ngày cách ly, ta tự nhiên nhớ nhung tột cùng những điều trước giờ ta coi là đương nhiên.
Thèm khát một chuyến bay trở về, chiều chiều ngồi chồm hổm nhổ tóc sâu cho mẹ, sáng sáng đạp xe ra biển cùng ba,... hay đơn giản là được ăn bữa cơm nhà...
Cứ thế, mọi kết nối đều diễn ra qua "video call" cho đến tháng 10. Tôi về nhà không báo trước. Dắt theo hai đứa bạn vì lỡ khoe "Mẹ tao pha cafe ngon lắm".
Vừa thấy bóng dáng tôi trước cửa mẹ chậm chậm bước ra, đôi chút ngỡ ngàng, cứ đứng tần ngần một lúc rồi mới kéo tôi cùng hai đứa bạn vào nhà. Rất nhanh thôi, tôi thấy những hạt mưa bóng mây hắt ra từ đôi mắt mẹ, tự nhiên lồng ngực mình nóng ran. Đó là lần đầu tiên tôi thấy, cảm xúc của một người có thể dẫn dắt cảm xúc người khác như thế nào.
Tối hôm đó, ba mẹ rủ thêm vài dì qua chơi làm một bữa cơm nhỏ mừng tôi về. Đó là mẹ tôi nói, còn bản thân tôi thấy bữa cơm đó to lắm với cả chục món mà tôi biết có đi qua mấy bận đèn đỏ Sài Gòn cũng chẳng thể tìm thấy.
Trời lạnh lạnh tôi cùng vài đứa bạn lụi cụi bên cái bếp củi nhỏ thổi lửa nướng cá, bên kia mẹ cùng mấy dì nhặt rau. Ba và thằng em trai thì khệ nệ khiêng bàn ra trước hiên, xếp dăm cái ghế ngay ngắn quanh chiếc bàn con con.
Nhỏ bạn bảo tôi cá nướng Đà Nẵng làm nó nhớ vịt quay Lạng Sơn, tôi cười khẩy tỏ ý hai món chẳng liên quan gì nhau. Nhưng cả tôi với nó đều ngầm hiểu mấy món mẹ tôi nấu làm nó nhớ lắm mâm Tết quê nhà
Nhỏ bạn bảo tôi cá nướng Đà Nẵng làm nó nhớ vịt quay Lạng Sơn, tôi cười khẩy tỏ ý hai món chẳng liên quan gì nhau. Nhưng cả tôi với nó đều ngầm hiểu mấy món mẹ tôi nấu làm nó nhớ lắm mâm Tết quê nhà.
Tôi còn không nhớ bữa ăn hôm đó có gì, chỉ nhớ là món nào lũ bạn cũng khen ngon. Còn tôi, tôi chỉ thấy mùi Tết gần lắm. Tôi thấy mẹ luồn tay vào túi áo ba vì lạnh, tôi thấy cái Tí gắp đồ ăn cho cái Thư, rồi mấy dì kể chuyện bán buôn ế ẩm ngoài chợ vì COVID-19.
Đâu đó có những tiếng thở dài nhưng cũng có những tiếng cười. Mẹ cùng mấy dì hỏi chuyện công việc ở Sài Gòn, hỏi tụi tôi sống sao trong những ngày cả nước cách ly, rồi còn dặn món nào ngon sẽ nấu thêm cho mai mốt mấy đứa đem vô Sài Gòn. Ba tôi vốn ít nói, chỉ ngồi nghe mọi người tỉ tê, chốc chốc nhắm chút rượu, gắp thức ăn cho mấy đứa tôi...
Giờ tàn của màn đêm, bếp củi vẫn còn chút lửa già bắn từng tia lách tách. Sương phủ đầy lên tóc, lên vai chúng tôi, đâu đó trong bàn ăn lại có tiếng xuýt xoa vì lạnh. Món ăn đã vơi, những câu chuyện vẫn được bẻ đôi, người này nhâm nhi, người kia hát đôi ba câu lưng chừng.
Ở giữa những khoảng trống là sương lạnh nhưng cũng ở giữa đó hơi ấm từ sự sum vầy lan toả. Đêm hôm ấy, khoảng sân nhà tôi vắng lặng im.
Đôi khi ta gọi mâm cơm là mâm Tết, không phải vì nó được tổ chức vào 29, 30 hay mùng một mà bởi vì khi ngồi vào đó ta nếm được vị của yêu thương. Và mâm cơm đặc biệt giữa cái ngày Đà Nẵng lạnh xé da, hương hoa sử quân tử len lỏi vào từng câu chuyện, đó chính là mâm Tết tháng 10 của tôi.
Còn chưa đầy hai tuần nữa là đến Tết ta, nếu người ta than vãn năm qua là xui xẻo tôi lại muốn chọn tính từ "đặc biệt" để nói về 2020, năm làm cho tôi nhận ra giá trị của tình thân gói gọn trong mâm Tết với một hương vị không thể nào thay thế - Tình thân.
Diễn đàn "Mâm Tết nhà tôi" bao gồm các bài viết, bài dự thi của bạn đọc chia sẻ những khoảnh khắc gia đình sum vầy, giây phút thiêng liêng của lễ đoàn viên, sự nồng ấm của các thành viên gia đình, bè bạn bên mâm cỗ Tết, các món ăn "tủ" của gia đình, món ăn đặc sản quê hương... có thể không bên cạnh nhau nhưng nhờ sự kết nối công nghệ, mình có thể cùng nhau chia sẻ những giây phút ấy.
Diễn đàn do báo Tuổi Trẻ tổ chức với mong muốn lan tỏa một cái Tết đoàn viên, dù rằng ở bất kỳ nơi đâu, với sự kết nối bằng công nghệ thì "những mâm Tết xa vẫn trọn tình nhà".
Các bài viết diễn đàn vui lòng gửi về địa chỉ mamtet@tuoitre.com.vn từ nay đến hết ngày 20-2, mỗi bài tối đa 1.000 chữ có kèm theo hình ảnh (và video nếu có).
Các bài viết chưa tham gia bất cứ cuộc thi nào, chưa đăng ở các báo phương tiện truyền thông khác.
Bạn đọc vui lòng ghi rõ thông tin liên lạc, số tài khoản ngân hàng, số CMND để tòa soạn trả nhuận bút.
TTO - Nhật Bản. Một ngày mùa đông. Chợt thèm tô canh khổ qua ấm nóng. Ở Nhật chỉ có mùa hè giá khổ qua mới trở nên "dễ chịu" một chút, tầm 30.000 đồng/trái. Cuộc sống bận rộn và hối hả, một bát canh khổ qua nhồi thịt càng trở nên quý giá hơn.
Xem thêm: mth.94114831292101202-tet-yagn-ahn-moc-aub-na-ev-yab-neyuhc-tom-auq-meht/nv.ertiout