Học sinh lớp 12 ở TP.HCM trong giờ học trực tuyến tại nhà - Ảnh: NHƯ HÙNG
Trong 2 ngày qua, toàn bộ học sinh, sinh viên ở Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh và học sinh một số trường ở Hà Nội phải nghỉ học do xuất hiện những ca lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng. Kịch bản học trực tuyến đang được các nhà trường, từ phổ thông tới đại học, kích hoạt.
Khi giãn cách xã hội năm 2020, không đoán định được trước tình hình nhưng không còn cách nào khác, 1,4 triệu giáo viên - trong đó có tôi - và 24 triệu học sinh, sinh viên buộc phải sử dụng nền tảng trực tuyến để dạy và học.
"Khoảng cách số"
Là một người từng có nhiều năm học tập nước ngoài và thường xuyên làm việc online với các đối tác nước ngoài, tôi không bỡ ngỡ khi sử dụng các phần mềm miễn phí để giảng dạy.
Tuy nhiên, những ngày đầu tôi cũng không tránh khỏi lúng túng trong việc tổ chức và quản lý lớp học online như thế nào để có hiệu quả.
Cuộc họp online vài ba người thì rất dễ, nhưng lớp học của tôi lên tới cả trăm sinh viên. Tôi nhận ra nền tảng miễn phí chỉ giải quyết được điều duy nhất là "không mất kết nối".
Đại dịch COVID-19 đã bộc lộ một cách tàn bạo khoảng cách giữa "người có" kỹ thuật số và "người chưa có", giữa những quốc gia có cơ sở hạ tầng công nghệ tốt, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục, và những quốc gia chưa sẵn sàng.
Cô bạn thân của tôi, cũng là giảng viên một trường đại học, gọi điện than: "Ngày đầu tớ còn loay hoay mãi vì chưa biết làm cách nào chia sẻ màn hình của mình cho sinh viên. Cả thầy và trò gần như không thu lượm và nói được gì nhiều trong buổi đầu. Nhiều thao tác trên các nền tảng lại là sinh viên dạy lại cho mình".
Có lẽ ngành giáo dục là ngành chuyển đổi công nghệ nhanh nhất trong năm vừa qua. Trong khi các bạn tôi ở nhiều trường vẫn chiến đấu, tự tổ chức lớp học theo cách của mình thông qua các nền tảng miễn phí, thì trường tôi rất nhanh chóng có hẳn nền tảng e-learning riêng.
Trường đại học tôi đang giảng dạy là một trong số ít trường đại học công lập tạo ra hẳn một nền tảng giảng dạy trực tuyến, thay vì sử dụng các phần mềm và ứng dụng miễn phí có sẵn. Việc tổ chức, quản lý lớp học theo ý muốn, lưu trữ bài giảng và tài liệu tự học cho sinh viên đã bớt phần gánh nặng đối với tôi.
Sau thời gian ngắn cả thầy và trò cùng học để làm quen, và kết quả là hơn 8.000 sinh viên của trường chúng tôi đã được học trực tuyến trên nền tảng đúng nghĩa. Tuy đây là giải pháp tình thế và còn vài bất cập, nhưng phần nào đó giải quyết được việc không gián đoạn học và dạy của thầy trò.
Để không là câu chuyện nhất thời
COVID tạm lắng, thầy trò chúng tôi trở lại giảng đường. Câu chuyện nền tảng kia vẫn còn được đề cập nhiều trong các cuộc họp của chúng tôi. Nhiều thầy cô đã quen với giảng dạy trực tuyến thì đề nghị một phần của môn học nên được tiếp tục giảng dạy trực tuyến, nhưng với ai đã quá vất vả, và trở thành rào cản so với phương thức giảng dạy cổ điển thì chỉ muốn quên đi câu chuyện này, như một cơn ác mộng.
Tất nhiên không phải trường học nào cũng đầu tư nền tảng riêng, nhiều trường học ở Việt Nam, như đã nói ở trên, phải dùng nền tảng miễn phí như Google Class, Office365, Moodle... Tôi thậm chí được chứng kiến các cô giáo tiểu học và trung học cơ sở loay hoay khi dùng Zoom, phần mềm nếu miễn phí chỉ cho phép giới hạn dùng miễn phí trong vài chục phút. Toàn bộ dữ liệu và nội dung chat của thầy trò sẽ biến mất khi hết thời gian miễn phí. Thầy cô và học trò phải sử dụng rất nhiều nền tảng để tổ chức lớp học, trao đổi và lưu trữ tài liệu học tập.
Chúng ta còn nhớ Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và truyền thông) từng ra công văn cảnh báo phần mềm học trực tuyến Zoom nguy cơ mất an toàn thông tin. Việc lưu trữ dữ liệu, bảo mật thông tin và cơ sở hạ tầng là cả một vấn đề với nhiều trường học nói chung ở Việt Nam.
Số hóa giảng đường đúng nghĩa, nâng cao năng lực thông tin và truyền thông cho công dân số tương lai là ưu tiên hàng đầu trong chương trình chuyển đổi số quốc gia. Nền tảng và hạ tầng công nghệ là quan trọng, nhưng việc cá nhân hóa và xây dựng nền tảng phù hợp với từng trường học, cấp học là điều cần thiết.
Mong rằng đây không chỉ là câu chuyện sẽ lại nhanh chóng quên đi, thai nghén dài hạn, khi con sâu không thể chuyển đổi nhanh thành bướm.
Năm 2021 vẫn bất định với COVID-19, nhưng việc ta có thể làm được để đón những bất định là chủ động cho một hạ tầng số hóa giáo dục.
Công dân số toàn cầu nhưng rất... Việt Nam
Tương lai của giáo dục thật thú vị và đáng sợ. Cách tốt nhất để dự báo tương lai là tạo ra nó. Nhiều tiêu chuẩn của cuộc sống và kỹ năng mới được hình thành. Chúng ta phải chuẩn bị để đón nhận các phương thức học tập và công nghệ mới nhằm hướng tới "sản phẩm" của nền giáo dục số, đó là con người toàn diện, công dân số toàn cầu nhưng rất Việt Nam.
Cần nền tảng vượt trội
Thời điểm giãn cách xã hội năm 2020, thầy trò chúng tôi được hỗ trợ miễn phí nền tảng UPM, một nền tảng thực sự vượt trội so với các ứng dụng học trực tuyến khác, đặc biệt là ở khả năng tương tác, quản lý lớp, lưu trữ dữ liệu, hỗ trợ giảng dạy đa phương tiện, điểm danh, trao đổi...
Tôi cho rằng chỉ thiếu mỗi tự động kiểm tra đạo văn bài nộp của sinh viên nữa là giống y hệt nền tảng học trực tuyến và quản lý sinh viên của các trường đại học ở Anh, Mỹ.
TTO - Ông Nguyễn Văn Hiếu - phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM - cho biết như trên tại hội thảo 'Chuyển đổi số trong giáo dục' chiều nay 18-12.
Xem thêm: mth.15400059003101202-ehgn-gnoc-hcac-gnaohk-oab-nat-hcac-tom-ol-cob-91-divoc/nv.ertiout