vĐồng tin tức tài chính 365

Khống chế dịch bệnh, không để thiếu thịt lợn và thực phẩm phục vụ Tết

2021-01-30 16:05

Dù hàng nghìn con trâu bò chị chết rét, dịch tả lợn Châu Phi chưa hết, nhưng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) khẳng định: Nguồn cung thịt lợn phục vụ Tết không thiếu.

Không thiếu thịt gia súc phục vụ Tết

Thông tin từ Tổng cục Thống kê cho biết, thời tiết rét đậm, rét hại trong tháng 1.2021 đã ảnh hưởng đến chăn nuôi trâu, bò. Băng giá, mưa tuyết tại các tỉnh miền núi phía Bắc khiến trâu, bò của một số hộ dân bị chết rét. Đến hết đợt rét hại, hàng nghìn con trâu, bò, dê… đã bị chết. Trong đó, thời điểm tháng 1.2021, mặc dù không thuộc khu vực trọng điểm rét đậm, rét hại nhưng tại huyện miền núi A Lưới (Thừa Thiên - Huế) đã có hơn 500 con trâu, bò bị chết rét.

Ngoài khó khăn do thời tiết cực đoan, bên cạnh đó, dịch tả lợn Châu Phi đang diễn biến phức tạp khiến nhiều trại chưa dám tái đàn. Nhiều ý kiến cho rằng, điều này có thể ảnh hưởng đến nguồn cung khi nhu cầu tiêu dùng thịt lợn tại các tháng Tết tăng cao.

Tuy nhiên, Tổng cục Thống kê cũng đưa ra thông tin: Chăn nuôi lợn tiếp tục đà phục hồi, chăn nuôi gia cầm phát triển tốt, bảo đảm nguồn cung đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu. Ước tính tháng 1.2021, dù tổng số trâu có giảm, nhưng tổng số bò cả nước tăng 2,2% so với cùng thời điểm năm trước; tổng số lợn tăng 16,2%; tổng số gia cầm tăng 6,5%.

Bộ NNPTNT cũng khẳng định đảm bảo nguồn nông, lâm, thủy sản để đưa ra đảm bảo nhu cầu tiêu dùng dù có thể dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp.

Theo Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến, sản lượng thịt các loại đạt khoảng 5,37 triệu tấn, tăng 3,5%; sữa tươi đạt trên 1,1 triệu tấn, tăng 12,9%; trứng 14,15 tỉ quả, tăng 6,6%. Dự kiến từ nay đến Tết Nguyên đán Tân Sửu, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi nhất là thịt, trứng sẽ tăng lên từ 5-10% so với bình quân nhưng nguồn cung hoàn toàn chủ động.

Điều đáng ghi nhận là tính đến thời điểm này, cả nước không còn dịch lợn tai xanh. Dịch bệnh trên gia súc, gia cầm đang được thực hiện khá tốt để ổn định nguồn cung thực phẩm.

Bên cạnh việc tái đàn, các doanh nghiệp cũng đang tăng cường nhập khẩu lợn sống để giết thịt làm thực phẩm và thịt lợn đông lạnh để bổ sung nguồn cung trong nước.

Giá thịt lợn đang giảm

Mặc dù một số loại dịch bệnh chưa qua 21 ngày, còn ở các địa phương nhưng nguồn cung thịt lợn và các loại thịt gia súc, gia cầm đang được ổn định.

Bằng chứng là chỉ còn hơn 10 ngày nữa là đến Tết Nguyên đán, nhưng giá thịt trâu, bò gần như không tăng; giá thịt lợn lại giảm dù nhu cầu tiêu dùng tăng.

Nguồn cung thịt lợn không thiếu. Ảnh: Kh.Lực
Nguồn cung thịt lợn không thiếu. Ảnh: Kh.Lực

Ngày 30.1, tại khu vực miền Bắc, giá lợn hơi ghi nhận mức điều chỉnh giảm từ 1.000-3.000 đồng/kg, bán ra với giá từ 80.000 - 83.000 đồng/kg.

Tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên, giá thu mua khoảng 80.000-83.000 đồng/kg. Tại miền Nam, giá lợn hơi giảm nhẹ tại một số địa phương và được giao dịch trong khoảng 81.000-84.000 đồng/kg.

Giá thịt lợn bán lẻ trên thị trường cũng giảm khoảng 3.000 đồng/kg so với ngày hôm qua (29.1).

Theo Bộ NNPTNT, bên cạnh nguồn cung thịt các loại, sản lượng thủy sản năm 2020 đạt khoảng 8,4 triệu tấn, tăng 1,9% so với năm 2019, cũng hoàn toàn đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước kể cả dịp Tết Tân Sửu và Lễ hội Xuân 2021.

Xem thêm: odl.428578-tet-uv-cuhp-mahp-cuht-av-nol-tiht-ueiht-ed-gnohk-hneb-hcid-ehc-gnohk/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Khống chế dịch bệnh, không để thiếu thịt lợn và thực phẩm phục vụ Tết”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools