vĐồng tin tức tài chính 365

Techcombank góp 1/4 quy mô lợi nhuận cho 'ông lớn' hàng tiêu dùng Masan

2021-01-30 18:12

Techcombank góp 1/4 quy mô lợi nhuận cho 'ông lớn' hàng tiêu dùng Masan

Dũng Nguyễn

(TBKTSG Online) – Bên cạnh quy mô doanh thu tăng nhanh từ các thương vụ mua bán và sáp nhập, lợi nhuận của Masan trong năm 2020 còn được củng cố bởi phần vốn góp 20% vào Techcombank. Tập đoàn này cũng đặt mục tiêu giảm nợ vay bằng cách tăng vốn chủ sở hữu qua các đối tác chiến lược.

Thương vụ nhận sáp nhập Vincommerce giúp Masan tăng 40% quy mô doanh thu trong năm 2020. Ảnh: ĐVCC

Sự đóng góp lợi nhuận từ mảng ngân hàng

Tập đoàn Masan vừa có báo cáo kết quả kinh doanh trong năm 2020. Theo đó, doanh thu thuần hợp nhất đạt 77.218 tỉ đồng, tăng 106,7%; còn lợi nhuận thuần sau thuế đạt 1.234 tỉ đồng, giảm 77,8%. Kết quả kinh doanh này hoàn thành mức kế hoạch đại hội cổ đông đưa ra hồi tháng 6.

Đáng chú ý, trong tổng lợi nhuận trước thuế, lãi vay và khấu hao (EBITDA) đạt hơn 10.346 tỉ đồng, thì riêng Ngân hàng Techcombank trong năm nay đóng góp đến 2.646 tỉ đồng, tương đương 25,5% quy mô lợi nhuận.

Trong khi đó, EBITDA của mảng hoạt động khác ghi nhận tốc độ tăng trưởng khác nhau. Cụ thể, hàng tiêu dùng (MCH) ghi nhận con số EBITDA tăng 22,4% (đạt 5.749 tỉ đồng), mảng thịt (Masan MEATLife) tăng 20,4% (đạt 1.562 tỉ đồng) còn mảng khoáng sản (Masan High-Tech Materials) giảm 23,8% (đạt 1.881 tỉ đồng).

Riêng EBITDA của mảng bán lẻ VinCommerce (VCM) ở mức âm 1.234 tỉ đồng, trong đó, bao gồm thu nhập từ nhà cung cấp dưới dạng “lợi nhuận từ thỏa thuận với nhà cung cấp”, trong đó tùy thuộc vào các điều khoản hợp đồng, được ghi nhận là thu nhập tài chính và các thu nhập khác, là 190 tỉ đồng trong năm 2020.

Như vậy, khoản lợi nhuận EBITDA mà Techcombank góp đã tương đương với 46% lợi nhuận từ mảng hàng tiêu dùng và gần 59% nếu tính cả mảng bán lẻ (vì VCM vẫn đang ghi nhận mức lỗ hơn ngàn tỉ). Khoản lợi nhuận từ nhà băng góp vào đã tăng 22,2% so với năm 2019.

Trước đó, theo báo cáo kết quả kinh doanh từ Techcombank, ngân hàng này ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 15.800 tỉ đồng, tăng 23,1% so với năm 2019, cao hơn 21,5% kế hoạch lợi nhuận.

Tổng doanh thu của Masan mở rộng đáng kể trong năm 2020 nhờ nhiều thương vụ sáp nhập.

 

Tiếp tục mở rộng nhanh quy mô doanh thu

Xét về hoạt động kinh doanh, dù lợi nhuận trong năm ngoái giảm do nhận sáp nhập VinCommerce (VCM) và các khoản chi phí trong kỳ tăng cao, Masan vẫn ghi nhận mức tổng doanh thu tăng trưởng cao từ các hoạt động kinh doanh cốt lõi.

Cụ thể, theo đại diện Masan, tăng trưởng doanh thu được thúc đẩy bởi tăng trưởng ở mức hai chữ số ở mảng kinh doanh thịt (MML) và hàng tiêu dùng có thương hiệu (MCH) và việc hợp nhất các mảng kinh doanh mới sáp nhập.

The CrownX (công ty nắm giữ lợi ích của MSN tại VinCommerce và Masan Consumer Holdings) đạt doanh thu thuần 54.277 tỉ đồng (xấp xỉ 2,5 tỉ đô la). “Nền tảng tiêu dùng bán lẻ The CrownX đã hoàn tất giai đoạn đầu tiên trong quá trình chuyển đổi”, ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch HĐQT Masan đánh giá.

Đại diện Masan cho biết trong quí 4-2020, VCM đã đạt EBITDA dương với lợi nhuận 16 tỉ đồng. Các siêu thị mini VinMart+ và siêu thị VinMart đạt biên EBITDA dương lần lượt là 4,1% and 2,8% trên cơ sở so sánh tương đương, không bao gồm chi phí chung ở cấp cửa hàng.

Còn doanh thu trên mỗi m2 của Vinmart+ trong năm 2020 tăng trưởng 10,7%; trong khi đó, hệ thống siêu thị Vinmart lại giảm 12,6%.

Masan Consumer Holdings (MCH) cũng đánh dấu cột mốc quan trọng khi doanh thu thuần lần đầu tiên đạt mức 1 tỉ đô la, tăng 27,2% so với năm 2019. Danh mục sản phẩm đóng góp quan trọng là thực phẩm và sản phẩm chăm sóc cá nhân và gia đình.

Về mảng thịt, doanh thu thuần năm 2020 của MML lên 16.119 tỉ đồng, tăng 16,8%. Riêng doanh thu thuần mảng thịt tích hợp đạt 2.378 tỉ đồng. Đóng góp của mảng kinh doanh này vào doanh thu thuần hợp nhất tăng gấp 5 lần, từ mức 3% trong năm 2019 lên 15% trong năm 2020.

Trong năm 2021, Masan đặt kỳ vọng tăng trưởng doanh thu 20-40% nhờ đóng góp mảng hàng tiêu dùng và bán lẻ, kinh doanh thịt, và việc hợp nhất nền tảng HCS mua lại hồi tháng 6 của mảng khoáng sản.

Cụ thể, doanh số bán lẻ VCM dự kiến tăng đến 15-20% nhờ tăng trưởng doanh thu từ các cửa hàng hiện hữu, mở rộng hệ thống cửa hàng minimart và tái định vị mô hình siêu thị VinMart. Còn mảng hàng tiêu dùng tăng tới 20% nhờ sản phẩm mới và mở rộng quy mô ngành hàng thức uống và sản phẩm chăm sóc cá nhân và gia đình.

Trong khi đó, mảng thịt sẽ tiếp tục mở rộng quy mô, doanh thu dự kiến tăng 25-50% và đóng góp có thể lên đến 40% tổng doanh thu, nhờ vào sản phẩm thịt mát (cả thịt heo và gia cầm) và mở rộng danh mục sản phẩm.

Masan cũng đặt kỳ vọng sẽ cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh và giảm nợ vay. Quy mô nợ vay của Masan năm 2020 đã tăng hơn gấp đôi so với năm trước đó, lên mức 62.011 tỉ đồng. “Tiềm năng thúc đẩy lợi nhuận từ việc giảm nợ vay thông qua tăng vốn chủ sở hữu từ các nhà đầu tư chiến lược”, đại diện Masan cho biết.

Xem thêm: lmth.nasam-gnud-ueit-gnah-nol-gno-ohc-nauhn-iol-om-yuq-41-pog-knabmochcet/213313/nv.semitnogiaseht.www

Comments:0 | Tags:No Tag

“Techcombank góp 1/4 quy mô lợi nhuận cho 'ông lớn' hàng tiêu dùng Masan”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools