vĐồng tin tức tài chính 365

Tình tiết mới vụ điêu đứng với hợp đồng giả cách

2021-01-31 10:18

PLO từng phản ánh trường hợp bà Trần Thị Bích Liên, chủ căn nhà ở đường Lê Hoàng Phái (phường 17, quận Gò Vấp, TP.HCM) vay của bà LTT 300 triệu đồng, ký hợp đồng bán nhà để bảo đảm.

Đến hạn, bà Liên tìm bà T. trả nợ thì nhà đã bị bán. Đến nay, người mua nhà thứ 7 là ông NMT thế chấp giấy tờ nhà để vay hơn 1 tỉ đồng tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt (Bảo Việt) Chi nhánh Sài Gòn. Khi ông T. không trả nợ, ngân hàng đòi bà Liên giao nhà thì bà Liên mới biết

Tình tiết mới vụ điêu đứng với hợp đồng giả cách - ảnh 1
Bà Liên dán chữ nhà đang tranh chấp trước cửa. Ảnh: YC

Sau bài viết bà Liên đã gửi đơn đến Thanh tra, giám sát Ngân hàng – Ngân hàng nhà nước Chi nhánh TP.HCM phản ánh việc ngân hàng Bảo Việt cho vay nhưng không xác minh, thẩm định tài sản thế chấp đang tranh chấp.

Ngày 9-1-2020 Thanh tra, giám sát Ngân hàng – Ngân hàng nhà nước Chi nhánh TP.HCM có văn bản đề nghị Giám đốc ngân hàng Bảo Việt chi nhánh Sài Gòn xem xét giải quyết đơn của bà Liên và báo cáo kết quả.

Ngày 5-2-2020, ngân hàng Bảo Việt đã có văn bản gửi Thanh tra, giám sát Ngân hàng – Ngân hàng nhà nước Chi nhánh TP.HCM. Ngân hàng Bảo Việt cho rằng việc thế chấp đúng quy định và đã được các cơ quan có thẩm quyền xác nhận.

Do đó, việc cho vay và nhận tài sản đảm bảo này là phù hợp theo quy định. Cạnh đó, ngân hàng còn cho rằng nhận tài sản thế chấp trong trường hợp là bên thứ 3 ngay tình theo khoản 2 Điều 133 BLDS 2015. 

Hiện nay, ngân hàng đã gửi đơn khởi kiện ông T. tại TAND quận 7, TP.HCM, bà Liên tham gia với tư cách người liên quan. Trong đơn khởi kiện, ngân hàng cho biết trong suốt quá trình vay, ông T. chưa trả cho ngân hàng số tiền gốc và lãi nào.

Tại bản tự khai, ông T. đồng ý với nội dung yêu cầu thụ lý vụ án của tòa án và đồng ý phát mãi tài sản đã thế chấp.

Làm việc với tòa, bà Liên khẳng định hợp đồng bán nhà của bà với bà T. là giả tạo nhằm che giấu giao dịch vay tiền. Phân viện KHHS tại TP.HCM đã giám định, kết luận chữ ký của chồng bà trên hợp đồng mua bán nhà với bà T. là giả. Những giao dịch phát sinh giữa bà T. với bên thứ ba, bà hoàn toàn không biết và không có nghĩa vụ thực hiện.

Cán bộ thẩm định đã nghỉ việc

Mới đây trao đổi với PLO, ngân hàng cho biết ngày định giá ghi nhận trên hồ sơ là 25-7-2017, cán bộ ngân hàng đã đến thực tế tài sản dưới sự hướng dẫn của ông T. (kèm bìa đỏ bản gốc), chứng minh bằng biên bản định giá có xác nhận của ông T.

Tuy nhiên, trao đổi với PV, bà L. khẳng định không có cán bộ ngân hàng nào đến thẩm định.

Ngân hàng cho biết do cán bộ đi thẩm định thực tế hiện đã nghỉ việc, các file ảnh lưu trong máy do quá trình bàn giao bị thất lạc. Tuy nhiên tài sản đứng tên ông T., do ông T. dẫn đến trực tiếp và ký xác nhận trong biên bản định giá là chính xác và đủ căn cứ. 

Về đề nghị của bà Liên bán lại tài sản thế chấp bằng với số tiền sau khi đã miễn lãi quá hạn, giảm lãi trong hạn, ngân hàng cho rằng đây là tài sản của ông T. đang thế chấp tại ngân hàng nên ngân hàng vẫn tôn trọng quyền tự bán tài sản để trả nợ của ông T., dù ông T. đang phát sinh nợ xấu.

Do ông T. không tự nguyện bán tài sản nên ngân hàng đã khởi kiện ra tòa. Hiện nay, vụ việc đang được TAND quận 7 thụ lý nên vụ việc sẽ được giải quyết theo quy định.

Ngân hàng cho rằng tài sản hiện tại thuộc quyền sở hữu của ông T. nên việc bà Liên có nhu cầu mua thì phải gặp ông T. trao đổi trực tiếp. Nếu ông T. có đề nghị miễn giảm lãi để tất toán toàn bộ khoản vay rút tài sản thì ngân hàng sẽ cân nhắc trên quan điểm đảm bảo hiệu quả, lợi ích của ngân hàng. 

 

Xem thêm: lmth.504469-hcac-aig-gnod-poh-iov-gnud-ueid-uv-iom-teit-hnit/taul-pahp/nv.olp

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tình tiết mới vụ điêu đứng với hợp đồng giả cách”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools