vĐồng tin tức tài chính 365

Việt Nam trở thành "công xưởng" của nhiều doanh nghiệp "đại bàng"

2022-02-02 06:47

Mới đây, hãng tin CNBC dẫn báo cáo tài chính vừa công bố của Hãng thể thao Nike cho biết, năm 2021, Việt Nam sản xuất giày cho Nike chiếm 51%, trong khi tỉ lệ này tại Trung Quốc đã rớt xuống còn 21%.  Thực tế, Nike không phải là doanh nghiệp duy nhất dịch chuyển nhà máy từ Trung Quốc sang Việt Nam. Ngay cả đối thủ lớn nhất của họ là Adidas cũng đi theo hướng tương tự, với 40% sản lượng giày dép được sản xuất tại Việt Nam.

Đầu Xuân Nhâm dần 2022, Báo Lao Động có trao đổi với TS. Nguyễn Văn Toàn - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.

Việt Nam như là “ngôi sao đang lên” của các chuỗi sản xuất cung ứng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương

- Vì sao Hãng Nike chọn Việt Nam là "công xưởng" gia công, sản xuất giày với sản lượng và quy mô lớn nhất, thưa ông?

Trong những năm qua, đầu tư trên thế giới có xu hướng giảm, điều này thể hiện rõ nhất khi đại dịch COVID-19 xuất hiện từ cuối năm 2019 - đầu năm 2020.

Báo cáo thường niên mới nhất về đầu tư trực tiếp nước ngoài vào năm 2020 của Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển cho thấy, dòng chảy đầu tư toàn cầu giảm xuống dưới 1.000 tỉ USD, chỉ bằng một nửa so với năm 2016.

Thế nhưng, thời gian vừa qua, Việt Nam được đánh giá là một trong 20 quốc gia có đầu tư nước ngoài ấn tượng nhất. So với các quốc gia trong khu vực ASEAN, Việt Nam cũng là quốc gia có thứ hạng cao trong việc thu hút đầu tư nước ngoài.

Tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam tính đến ngày 20.12.2021, bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 31,15 tỉ USD, tăng 9,2% so với năm 2020. Trong đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam năm 2021 ước đạt 19,74 tỉ USD.

Còn nói về sự chuyển dịch đầu tư, theo quan điểm của tôi, hiện đầu tư trực tiếp từ Mỹ hoặc EU vào Việt Nam không thể sánh được với Trung Quốc. Thế nhưng, nguồn vốn từ các nhà đầu tư Mỹ thông qua các kênh khác vào Việt Nam trong thời gian vừa qua cũng khá lớn.

Điển hình như, Việt Nam đã vươn lên trở thành nước gia công, sản xuất da giày lớn nhất cho Hãng Nike, với hơn 50% sản lượng giày của hãng này được gia công, sản xuất tại Việt Nam. 

Việc đơn hàng ngày càng tăng chủ yếu do nguồn lao động dồi dào, kỹ năng tay nghề cao và ổn định, đảm bảo được chất lượng sản phẩm theo yêu cầu từ đối tác. Hệ thống nhà máy được đầu tư ở Việt Nam rất tốt, chi phí lao động vẫn đang ở mức cạnh tranh dù có tăng trong những năm qua. 

Giống như câu chuyện của Samsung khi đầu tư vào Bắc Ninh. Năm 2007, Tập đoàn kinh tế lớn nhất Hàn Quốc đầu tư vào Bắc Ninh là 560 triệu USD. Với những điều kiện thuận lợi sẵn có tại Việt Nam, “ông lớn” này nhận thấy cần phải đầu tư cấp tập, cho nên, năm 2012, Samsung đầu tư thêm 2,5 tỉ USD mở rộng dây chuyền sản xuất tại Việt Nam. Đến năm 2015, Samsung mở rộng đầu tư trên cả nước 17,5 tỉ USD.

"Chỉ 8 năm thôi nhưng tỉ lệ đầu tư của Samsung tại Việt Nam tăng lên hơn 20 lần, sử dụng đến 157.000 lao động. Trong đó, có một dự án rất quan trọng là Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển mới tại Việt Nam (R&D) tại Hà Nội, sử dụng hơn 2.000 kỹ sư phần mềm của Việt Nam. Đó là một con số vô cùng ấn tượng, một kết quả rất tích cực.

Xu hướng này sẽ tiếp tục phổ biến hơn, thực tế đang ngày càng có nhiều doanh nghiệp đa quốc gia tìm cách xây dựng cơ sở sản xuất tại Việt Nam. Thậm chí, một số ý kiến cho rằng, Việt Nam như là “ngôi sao đang lên” của các chuỗi sản xuất cung ứng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

PV Báo Lao Động trao đổi với TS Nguyễn Văn Toàn.
PV Báo Lao Động trao đổi với TS Nguyễn Văn Toàn - Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.

- Đơn hàng nhiều, sự chuyển dịch các đơn hàng sang Việt Nam cũng có nhiều điều tích cực, nhưng ông đánh giá thế nào về tỉ trọng nội địa hóa, cũng như giá trị gia tăng mà doanh nghiệp Việt Nam có được?

Đó là một bài toán rất khó. Lấy ví dụ của Nike, các sản phẩm Nike có tỉ lệ nội địa hóa khá cao ở Việt Nam, do Việt Nam chủ động sản xuất được các nguyên phụ liệu.

Thế nhưng, không nhiều doanh nghiệp Việt Nam tham gia chuỗi cung ứng của Nike, mà việc sản xuất những nguyên phụ liệu trên chủ yếu là các doanh nghiệp FDI đã được đưa vào Việt Nam. 

Đối với ngành da - giày, nguyên phụ liệu chiếm tới 68 - 75% trong cơ cấu giá thành sản phẩm giày dép, nhưng tỉ lệ nội địa hóa sản phẩm này của doanh nghiệp Việt Nam hiện chỉ đạt 40 - 45%. Các doanh nghiệp trong nước chiếm gần 70% về số lượng doanh nghiệp, nhưng chỉ chiếm 35% tổng sản lượng da thuộc sản xuất tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, nguồn lực đầu tư và sự hỗ trợ của Nhà nước cho các ngành công nghiệp ưu tiên và công nghiệp hỗ trợ còn quá thấp; chưa hình thành các tập đoàn lớn tầm cỡ khu vực và toàn cầu, chưa có sản phẩm công nghiệp chủ lực để tạo tính lan tỏa, dẫn dắt nền công nghiệp. 

Thực tế này cũng đặt ra yêu cầu cần phải có lộ trình, làm thế nào để tăng tỉ lệ nội địa hóa, để doanh nghiệp Việt Nam tham gia được vào chuỗi cung ứng.

Cần nhiều chính sách thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

- Vậy, cần làm gì để doanh nghiệp Việt tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng của nhiều "ông lớn" FDI, nâng cao giá trị gia tăng, năng lực đáp ứng chuỗi cung ứng của doanh nghiệp Việt Nam?

Thứ nhất, Nhà nước cần phải có những chính sách khuyến khích doanh nghiệp thu hút đầu tư vào Việt Nam. Những chính sách này phải gắn với việc nâng cao hệ thống cơ sở hạ tầng, logistics.  Có như vậy thì nhà đầu tư nước ngoài mới có chiến lược đầu tư bài bản, lâu dài.

Thứ hai, phải có những doanh nghiệp Việt Nam độc lập, tự chủ và mang tính dẫn dắt. Cần xây dựng những doanh nghiệp lớn, là cánh chim đầu đàn cho nền kinh tế Việt Nam.

Việc gây dựng "sếu đầu đàn" là những doanh nghiệp lớn đóng vai trò mở đường, lan tỏa cho doanh nghiệp khác cùng phát triển được xem là bước đi có tính chất quyết định để Việt Nam xây dựng được lực lượng doanh nghiệp lớn mạnh.

Thứ ba, để doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh, tham gia chuỗi cung ứng, cần có chiến lược phát triển tốt hơn về đầu tư nguyên phụ liệu. Đồng thời, phải có những chính sách ưu đãi về thuế, phí… tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp..

Ngoài ra, cần ưu tiên các dự án có công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, công nghệ sạch, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa, chuyển giao công nghệ, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu.

- Xin cảm ơn ông!

Xem thêm: odl.5420001-gnab-iad-peihgn-hnaod-ueihn-auc-gnoux-gnoc-hnaht-ort-man-teiv/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Việt Nam trở thành "công xưởng" của nhiều doanh nghiệp "đại bàng"”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools