vĐồng tin tức tài chính 365

Kết nối du học sinh, cưu mang đồng bào: Nỗ lực tối đa vì hai chữ 'Việt Nam'

2022-02-08 10:00
Kết nối du học sinh, cưu mang đồng bào: Nỗ lực tối đa vì hai chữ Việt Nam - Ảnh 1.

Hội Sinh viên Việt Nam tại Hàn Quốc - Ảnh: NVCC

Hiện bận rộn với việc làm nghiên cứu sinh ngành thương mại tại Đại học Hannam (Hàn Quốc), anh Thiện Quang vẫn đảm đương nhiều đầu việc như chủ tịch ủy viên Hội đồng Chính sách người nước ngoài tại thành phố Daejeon, ủy viên Trung ương Hội Sinh viên VN…

Mỗi khi chuẩn bị cho các sự kiện lớn dành cho cộng đồng, chúng tôi đều coi mình như các "chiến sĩ" đang chuẩn bị cho một trận đánh lớn, quyết tâm tổ chức sự kiện thành công như là một chiến thắng bắt buộc.

Anh Trần Thiện Quang (chủ tịch Hội Sinh viên VN tại Hàn Quốc)

"Góp chút thời gian nghỉ ngơi thôi mà…"

"Có thể nói tất cả thành viên Hội Sinh viên VN tại Hàn Quốc đều đang nỗ lực vượt bậc và thường xuyên hoàn thành các mục tiêu đề ra. Tất cả đều xoay quanh hai chữ Việt Nam nói chung và xây dựng, phát triển một cộng đồng sinh viên VN tại Hàn Quốc đoàn kết và vững mạnh nói riêng", anh Thiện Quang chia sẻ.

Tương tự, anh Nguyễn Tuấn Nghĩa (phó chủ tịch Hội Sinh viên VN tại Bỉ) cho biết khi hoạt động hội, các thành viên phải rất nỗ lực vì đa số mọi người là nghiên cứu sinh hoặc du học sinh vừa làm vừa học.

"Khi đi làm thì có những thời hạn hoàn thành công việc rất nghiêm ngặt và buộc phải đặt thứ tự ưu tiên trước công việc của hội. Chúng tôi sau đó phân chia lịch rất chặt chẽ, chẳng hạn thời điểm bình thường dành một tiếng trong ngày và mỗi tuần dành ba ngày để thật sự tập trung xử lý công việc của hội. 

Chúng tôi duy trì việc liên lạc, trao đổi trong nhóm thường xuyên để ai cũng nắm rõ lịch công việc. Có thể lịch hoạt động hội không đơn giản nhưng chúng tôi quan niệm mọi người đóng góp chút thời gian nghỉ ngơi của mình để tạo ra giá trị tích cực cho cộng đồng người Việt tại nước sở tại là một điều nên làm", anh Tuấn Nghĩa chia sẻ.

Từ xứ sở chuột túi, anh Nguyễn Phúc Bình (chủ tịch Hội Sinh viên VN tại Úc) cho biết việc sắp xếp thời gian để sinh hoạt hội đúng là thử thách lớn nhất. "Lịch học hành, thi cử, đi làm… đều ngốn phần lớn quỹ thời gian của các du học sinh nên thời gian để các bạn tham gia những hoạt động phong trào là rất hạn chế. 

Chúng tôi cố gắng thông báo trước lịch làm việc rất cụ thể để mọi người đảm bảo tiến độ công việc. Tuy nhiên, trong hai năm qua hầu hết các hoạt động đều tổ chức trực tuyến nên các bạn cũng đỡ áp lực hơn, thậm chí những du học sinh về nước tránh dịch vẫn có thể hoàn thành tốt công việc. Tính ra trong cái rủi cũng có cái may", anh Phúc Bình hóm hỉnh nói.

Càng thử thách, càng trở nên mạnh mẽ

"Các thành viên hội đều có tinh thần dân tộc và tinh thần hoạt động cộng đồng cao. Đặc biệt, mỗi khi chuẩn bị cho các sự kiện lớn dành cho cộng đồng, chúng tôi đều coi mình như các "chiến sĩ" đang chuẩn bị cho một trận đánh lớn, quyết tâm tổ chức sự kiện thành công như là một chiến thắng bắt buộc", anh Thiện Quang bộc bạch.

Là đầu tàu của một trong những hội du học sinh có hoạt động mạnh mẽ hàng đầu, anh Thiện Quang cho biết đằng sau đó là những sự cống hiến âm thầm ít người biết. "Trong lần tổ chức giải thể thao điện tử gần đây, một bạn đảm nhận vị trí người dẫn chương trình đi làm thêm về 11h khuya nhưng vẫn chấp nhận đến tổng duyệt chương trình cùng ban tổ chức vào 12h khuya, sau đó bạn đón tàu để di chuyển đến sự kiện vào lúc 4h sáng. Đó chỉ là một trong rất nhiều trường hợp mà chúng tôi khó thể nào quên", anh Thiện Quang nói.

Nói về tham vọng lẫn trăn trở của hội trong thời gian tới, anh Tuấn Nghĩa cho biết ngoài việc cố gắng hỗ trợ nhiều nhất có thể cho cuộc sống của người Việt ở Bỉ thì quảng bá, lan tỏa hình ảnh con người Việt trẻ ra bạn bè quốc tế là mục tiêu quan trọng nhất.

"Để thực hiện được điều đó thì chúng tôi sẽ duy trì những hoạt động mang đậm nét văn hóa truyền thống như ngày lễ Tết cổ truyền hay ngày Tết trung thu cho các em nhỏ, và sẽ tổ chức sự kiện ở ngoài trời để có thể gây sự chú ý, thu hút sự tham gia từ người dân bản địa. Đây là một cách quảng bá văn hóa hiệu quả. 

Bên cạnh đó thì nội dung trên các nền tảng mạng xã hội cũng sẽ được đầu tư nhiều hơn, chẳng hạn nội dung được viết bằng song ngữ Việt-Anh, có thể là cả tiếng bản địa" - anh Tuấn Nghĩa chia sẻ về kế hoạch.

Tại Mỹ, các thành viên hội thường gặp nhau định kỳ mỗi tháng để bàn các công việc của hội và cách thức triển khai, thường các buổi gặp này vào buổi tối sau khi mọi người đã hoàn thành các công việc đời thường. "Dù ai cũng rất bận rộn và sinh sống ở những múi giờ khác nhau nhưng một khi đã gia nhập hội thì tinh thần "vác tù và hàng tổng" và anh em một nhà luôn được phát huy. Không ai bảo ai, mọi người đều xắn tay vào để mang lại những giá trị tích cực cho cộng đồng", bạn Đoàn Thị Minh Phượng (chủ tịch Hội Thanh niên sinh viên VN tại Hoa Kỳ) cho biết.

Kết nối du học sinh, cưu mang đồng bào: Nương tựa, giúp nhau trong hoạn nạnKết nối du học sinh, cưu mang đồng bào: Nương tựa, giúp nhau trong hoạn nạn

TTO - Một năm nhiều khó khăn, thách thức vừa đi qua với du học sinh (DHS) Việt Nam tại các nước.

Xem thêm: mth.33572900270202202-man-teiv-uhc-iah-iv-ad-iot-cul-on-oab-gnod-gnam-uuc-hnis-coh-ud-ion-tek/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Kết nối du học sinh, cưu mang đồng bào: Nỗ lực tối đa vì hai chữ 'Việt Nam'”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools