vĐồng tin tức tài chính 365

Tài 'giải mã' của giới pháp y qua những vụ án rúng động lịch sử

2022-02-08 13:11

Giữa thế kỷ 20, Sir Bernard Spilsbury được biết đến là nhà khoa học pháp y danh tiếng, một trong những chuyên gia được cảnh sát và tòa án tôn kính, mệnh danh "Sherlock Holmes đời thật".

Những phương pháp độc đáo của ông đóng vai trò mấu chốt giải mã nhiều vụ án mạng bất thường khác mà cả xét nghiệm ADN hay kỹ thuật pháp y hiện đại đều không thể giải quyết. Một trong số đó là vụ án "Cô dâu trong bồn tắm".

Bác sĩ páhp y, Bernard Spilsbury, người được mệnh danh Sherlock Holmes đời thật. Ảnh: Head Stuff

Bác sĩ páhp y, Bernard Spilsbury, người được mệnh danh Sherlock Holmes đời thật. Ảnh: Head Stuff

Vào ngày 3/1/1915, lão nông Charles Burnham, ở Buckinghamshire đang ngồi uống một tách trà và mở tờ Tin tức Thế giới ra đọc. Ở trang 3, ông thấy tiêu đề Chết trong bồn tắm: Số phận bi thảm của cô dâu sau ngày cưới với nội dung cô gái Margaret Lloy được tìm thấy chết tại căn hộ ở phía bắc London.

Con gái của ông, Alice, cũng đã chết trong một bồn tắm, ngay sau đám cưới gần một năm trước đó. Lão nông Burnham liên lạc với cảnh sát và phát hiện ra rằng chồng của Margaret Lloyd chính là George Smith, người trước đó đã kết hôn với con gái ông, dưới tên giả.

Cảnh sát tìm đến đến ngay chuyên gia pháp y Bernard Spilsbury nhờ khai quật và khám nghiệm tử thi của Margaret. Sau đó, ông Bernard tiếp tục đến Blackpool để khám nghiệm tử thi Alice.

Cảnh sát hoảng hốt khi phát hiện ra chi tiết về người phụ nữ thứ ba, Bessie Williams, người đã kết hôn với George Smith và chết trong hoàn cảnh tương tự tại nhà ở Kent, cách đó 3 năm.

Khi điều tra lại, cảnh sát phát hiện ra rằng George Smith đã hưởng lợi tài chính từ tất cả 3 người vợ. Số tiền lớn nhất anh ta thu được là từ người vợ đầu, Bessie, với 2.500 bảng Anh tiền ủy thác (khoảng 270.000 USD ngày nay). George Smith lập tức bị bắt.

Từ thi thể của Margaret và Alice, chuyên gia pháp y Bernard Spilsbury không thể tìm thấy bất kỳ dấu hiệu nào của bạo lực, chất độc hay đau tim. Làm việc với bác sĩ pháp y hiện trường, ông biết được thi thể của Bessie được tìm thấy trong bồn tắm với bàn tay cắm chặt một thanh xà phòng và chân đặt trên thành bồn tắm, tư thế chung của cả ba nạn nhân.

Ông mang cả ba chiếc bồn tắm đến đồn cảnh sát thị trấn Kentish, xếp chúng lại với nhau và kiểm tra tỉ mỉ. Ông thấy đặc biệt khó hiểu trước trường hợp của Bessie.

Theo điều tra, căn hộ của vợ chồng nạn nhân vốn không có bồn tắm, nhưng một tuần trước án mạng, George Smith đã sắm một chiếc. Anh ta cũng đưa vợ đến bác sĩ tâm thần, một mực khẳng định Bessie bị động kinh, dù cô chỉ thi thoảng đau đầu do đi nắng. Vài ngày sau, George Smith báo cảnh sát việc vợ lên cơn động kinh và chết trong bồn tắm khi mình vắng nhà.

Chuyên gia pháp y nhận thấy, Bessie cao 1,7 m và béo phì. Chiếc bồn tắm chỉ dài 1,5 m và cao, dốc ở phần đầu, nhưng Bessie lại chết với chân gác lên phía đuôi của thành bồn.

Ông Bernard Spilsbury giả thiết, nếu Bessie bị động kinh thật, ở giai đoạn đầu của cơn động kinh, cơ thể sẽ hoàn toàn cứng nhắc, cùng với các cơn co giật, nạn nhân đáng lẽ phải bị đẩy lên trên, tức là mặt cô sẽ cao hơn mực nước.

Hơn nữa cơ thể cũng không có vết trầy xước tối thiểu của việc vật lộn trong cơn động kinh. Do đó ông suy luận, cái chết hẳn diễn ra rất nhanh. Ông cho rằng, George đã kéo chân vợ. Theo phản xạ, nạn nhân sẽ hít mạnh khiến nước tràn vào mũi và họng đột ngột, ức chế dây thần kinh phế vị, gây mất ý thức đột ngột, tử vong trong tích tắc.

Để chứng minh, bác sĩ pháp y Bernard Spilsbury quyết định thực hiện một thí nghiệm trước phiên tòa với đội tình nguyện viên, đều là những nhà vô địch bơi lội quốc gia. Trong khi họ không để ý nhất, ông bất ngờ đến bên bồn tắm, kéo chân một người và chưa đầy 10 giây sau, vận động viên này đã không còn cử động. Ông nhanh chóng kéo người này ra khỏi bồn tắm và phải mất hơn nửa giờ đồng hồ, các bác sĩ mới có thể hồi sinh cho cô.

Lý thuyết của bác sĩ Bernard được xác nhận. George Smith nhận tội. Tháng 3/1915, anh ta bị tuyên án tử hình.

Trong vụ án này, mẫu vân tay hay ADN hoàn toàn không giúp ích. Khoa học pháp y, đôi khi còn dựa vào khả năng suy luận.

Bước tiến lớn nhất của pháp y trong những năm gần đây là kỹ thuật số, song vai trò chủ chốt trong việc "đọc vị" và ghép nối chúng để phá những vụ án hầu như không manh mối, vẫn thuộc về những bộ óc pháp y.

Một trường hợp dựa trên những bằng chứng đó là vụ sát hại nữ kế toán 38 tuổi, Suzanne Pilley. Cô được nhìn thấy lần cuối ngày 4/5/2010, khi bắt đầu trên đường đến nơi làm việc là công ty dịch vụ tài chính ở trung tâm Edinburgh.

Sự nghi ngờ nhanh chóng đổ dồn lên David Gilroy, đồng nghiệp của Suzanne, người mà cô vừa kết thúc mối quan hệ tình cảm. Cảnh sát phỏng vấn Gilroy và nhận thấy một vết cắt trên trán, vết bầm tím trên ngực và những vết xước cong trên bàn tay, cổ tay và cẳng tay anh ra. Gilroy cho biết đây là vết xước khi làm vườn.

Nhà bệnh lý học pháp y sau đó xem xét các bức ảnh chụp những vết thương này và kết luận chúng được tạo ra bởi móng tay của người khác, có thể trong cuộc giằng co quyết liệt.

Cảnh sát đã thu điện thoại di động và ôtô của Gilroy, đồng thời những con chó săn xác được huấn luyện đặc biệt đã phát hiện ra thi thể hoặc máu trong cốp xe và nơi để chân, dù anh ta nỗ lực làm sạch chiếc xe. Nhưng họ cần nhiều chứng cứ hơn nữa để phá án.

Gilroy và nạn nhân có một mối quan hệ "sóng gió". Sau chia tay, theo lịch sử điện thoại được cảnh sát phục hồi, Gilroy thường xuyên nhắn tin hơn 50 lần một ngày. Lần liên lạc cuối cùng giữa điện thoại của họ vào 3/5/2010, tức một ngày trước án mạng. Lần này, anh ta để lại 15 tin nhắn văn bản và một thư thoại.

Sử dụng cảnh quay của hàng trăm CCTV trên đường, cảnh sát cũng lần theo dấu vết một phần hành trình xe hơi mà Gilroy đã thực hiện hôm 5/5/2010, một ngày sau vụ mất tích. Sau khi phân tích đoạn phim, cảnh sát đã tái tạo lại hành trình đến đó và quay lại nhiều lần.

Họ phát hiện mỗi chiều di chuyển, Gilroy mất nhiều hơn 2 giờ so với thời gian trung bình cần thiết. Hơn nữa, một so sánh về mức tiêu thụ nhiên liệu cho thấy rằng chặng đường của Gilroy là khoảng 200 km, gần gấp đôi lộ trình cần thiết.

Dù xác nạn nhân chưa được tìm thấy, David Gilroy vẫn bị buộc tội giết bạn gái, dựa vào bằng chứng pháp y kỹ thuật số. Ảnh: The Times

Dù xác nạn nhân chưa được tìm thấy, David Gilroy vẫn bị buộc tội giết bạn gái, dựa vào bằng chứng pháp y kỹ thuật số. Ảnh: The Times

Một nhà phân tích kỹ thuật số pháp y làm việc trên điện thoại của Gilroy. Khi bạn tắt điện thoại, điện thoại sẽ lưu lại bản ghi của cột điện thoại cuối cùng mà nó được kết nối. Vì vậy, nó có thể nhanh chóng tìm lại được khi bạn bắt đầu sử dụng lại điện thoại của mình.

Vào ngày nhà chức trách cho rằng anh ta đã vứt xác Suzanne, Gilroy đã tắt điện thoại khi đi giữa 2 thành phố Stirling và Inveraray. Cảnh sát nghi ngờ anh ta đã làm điều này để tránh bị theo dõi khi anh ta tìm kiếm một nơi tốt để vứt bỏ thi thể Suzanne trong rừng rậm rạp. Trên đường trở về, Gilroy lại tắt điện thoại. Tổ điều tra tin rằng đây là lúc anh ta vứt xác.

Thi thể của Suzanne không bao giờ được tìm thấy. Tuy nhiên, vào tháng 3/2012, Gilroy bị kết tội Giết người. Hiếm khi những kẻ giết người bị kết án khi không có thi thể nạn nhân, và anh ta là một trong số đó.

Trong vụ án của Gilroy không có ADN hay dấu vân tay. Vết xước trên cánh tay của anh ta cũng không đủ để kết tội. Gilroy bị kết án vì "hoạt động bất thường", thể hiện qua lịch sử hoạt động trên điện thoại di động, video CCTV và hình ảnh từ các camera bên đường.

Hải Thư (Theo The Guardian)

Xem thêm: lmth.6931244-us-hcil-gnod-gnur-na-uv-gnuhn-auq-y-pahp-ioig-auc-am-iaig-iat/ten.sserpxenv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tài 'giải mã' của giới pháp y qua những vụ án rúng động lịch sử”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools