Bỏ qua cơn tức giận sẽ không làm cho nó biến mất - Ảnh: Forbes
Hãy học cách thừa nhận rằng tức giận là một cảm xúc lành mạnh bình thường và rất quan trọng. Nó cho bạn biết ranh giới của bạn ở đâu và bạn xem điều gì là tốt nhất.
Nếu không có sự tức giận, bạn sẽ thụ động, dễ dãi, thậm chí trở nên vô hình. Tuy nhiên, khi cơn tức giận vượt quá tầm kiểm soát và trở nên phá hoại, nó có thể dẫn đến các vấn đề trong mối quan hệ và chất lượng cuộc sống nói chung.
Nếu bạn kìm nén cơn tức giận của mình, bạn sẽ có cảm giác nó tan biến nhưng thực chất bạn ngày càng trở nên căng thẳng hơn. Chỉ cần có một kích thích nhỏ, ví dụ như một hành động hay lời nói từ ai đó khiến bạn phật lòng, cơn giận bị đè nén sẽ ngay lập tức bùng ra.
Biết cách quản lý cơn giận hiệu quả là chìa khóa để bạn có cuộc sống lành mạnh, cân bằng về mặt cảm xúc hơn. Dưới đây là 5 chiến lược giúp bạn khôi phục sự bình tĩnh trong tâm trí.
1. Suy ngẫm và hít thở
Trong bài báo "Điều gì tạo nên sự tức giận lành mạnh", tiến sĩ Bernard Golden nói rằng việc nuôi dưỡng sự tức giận lành mạnh đòi hỏi khả năng phản ánh, tạm dừng và đánh giá xem mối đe dọa mà chúng ta cảm thấy có thực và sắp xảy ra hay không, sau đó xác định cách phản ứng phù hợp và mang tính xây dựng.
Cách tốt nhất để bạn xác định phản ứng của mình là dành thời gian nghỉ ngơi hoặc ở yên tĩnh đủ lâu để bạn lấy lại sự kiểm soát bản thân. Tập thở là cách tốt nhất giúp bạn bình tĩnh, định tâm để quyết định hành động tiếp theo.
2. Thực hành chánh niệm thường xuyên
Chiến lược này có tác động lâu dài tích cực hơn trong việc giúp bạn trút bỏ cơn giận và duy trì sự bình yên, tĩnh lặng trong tâm trí và cuộc sống. Có rất nhiều nghiên cứu khoa học và bằng chứng chỉ ra rằng việc thực hành chánh niệm thường xuyên giúp cải thiện khả năng tự nhận thức, cho phép chúng ta lập trình lại bộ não, tập trung nhiều hơn vào các yếu tố tích cực.
3. Thừa nhận sự tức giận
Chấp nhận rằng bạn đang tức giận là một bước quan trọng để trút bỏ cơn giận. Càng nhận biết rõ hơn về các tín hiệu vật lý mà cơ thể gửi đến khi bạn tức giận, bạn càng có nhiều quyền kiểm soát hơn để quyết định cách đối phó với cảm giác tức giận theo hướng xây dựng.
Buông bỏ giúp chúng ta sống trong trạng thái tâm hồn thanh thản hơn và giúp khôi phục lại sự cân bằng. Nó cho phép người khác có trách nhiệm với chính họ và để chúng ta thoát khỏi những tình huống không thuộc về mình. Điều này giải phóng chúng ta khỏi những căng thẳng không cần thiết.
4. Viết xuống những cảm giác
Nhà tâm lý học Michelle Roya Rad nhấn mạnh: "Khi bạn viết, bạn có thể trút bỏ cảm xúc của mình. Viết cảm xúc của bạn khi chúng đến, viết cho người mà bạn giận dữ và sau đó đốt lá thư đi".
5. Đánh lạc hướng bản thân khỏi việc tập trung vào cơn tức giận
Có một số chiến lược mà bạn có thể sử dụng để đánh lạc hướng bản thân khỏi cơn tức giận, ví dụ như đếm từ 1 đến 100, nghe nhạc hay vận động thân thể.
TTO - BS CKII Lâm Hiếu Minh (đơn vị tâm lý lâm sàng Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM) cho biết thời gian gần đây, phòng khám tâm lý Bệnh viện Đại học Y dược thường xuyên tiếp nhận tư vấn tâm lý cho nhiều thanh niên độ tuổi 25-35, đang đi làm.
Xem thêm: mth.22493530221202202-auq-ueih-naig-noc-ob-iaol-ed-hcac-5/nv.ertiout