Theo đó trong năm 2021, SMIC ghi nhận doanh thu 5,44 tỷ USD, tăng 39% so với cùng kỳ năm trước và là mức tăng mạnh nhất kể từ năm 2010, bất chấp việc bị Mỹ đưa công ty này vào danh sách hạn chế thương mại.
Tuy nhiên, việc bị đưa vào "danh sách đen" khiến SMIC bị hạn chế tiếp cận với những công nghệ quan trọng của Mỹ để sản xuất các loại chip cao cấp nhất.
SMIC hiện đang tiếp tục đầu tư mạnh để mở rộng hoạt động sản xuất. Công ty này có kế hoạch đầu tư 5 tỷ USD để xây dựng 3 nhà máy mới để nâng cao năng lực sản xuất trong thời gian tới.
SMIC là nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc, chuyên sản xuất theo đơn đặt hàng thiết kế. Hãng này cũng là đối thủ cạnh tranh với các ông lớn của Đài Loan như TSMC và Samsung Hàn Quốc, tuy nhiên công nghệ của SMIC đi sau một vài thế hệ.
Vài năm qua, căng thẳng địa chính trị giữa Mỹ và Trung Quốc đã ảnh hưởng đến một số ngành công nghiệp chính khi cả hai nền kinh tế hàng đầu thế giới đều muốn thống trị những công nghệ tối tân. Chất bán dẫn là một trong số ngành đó.
Trung Quốc quả thực đi sau Mỹ trong ngành công nghiệp chip, tuy nhiên SMIC được đánh giá là một trong những nỗ lực của Trung Quốc trong việc tự cung tự cấp và đang dần thu hút được khách hàng nước ngoài.
Theo dự báo của hãng kiểm toán Deloitte, tình trạng thiếu hụt chất bán dẫn sẽ kéo dài đến đầu năm 2023.
VTV.vn - Chính phủ Mỹ đang "giảm tốc" quá trình phê duyệt giấy phép cho các công ty Mỹ muốn bán thiết bị sản xuất chip cho tập đoàn sản xuất chất bán dẫn lớn nhất Trung Quốc SMIC.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.75264801151202202-cul-yk-uht-hnaod-tad-couq-gnurt-tahn-nol-pihc-gnah/et-hnik/nv.vtv