vĐồng tin tức tài chính 365

Cần có luật riêng để điều tiết hoạt động của VDB

2022-02-16 09:09

TS Cấn Văn Lực - Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia đề xuất, để xây dựng mô hình ngân hàng phát triển phù hợp với nền kinh tế của Việt Nam, trước hết cần có đột phá hơn về thể chế.

Cụ thể, Chính phủ nên ban hành Nghị định riêng để điều tiết hoạt động của VDB, về lâu dài cần tiến tới có Luật riêng áp dụng cho VDB. Việc luật hóa hoạt động của VDB cũng phù hợp với thông lệ quốc tế đã được áp dụng ở nhiều nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc... Đồng thời cũng phù hợp với quy định tại Chiến lược phát triển NHPT đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030.

Cho vay đầu tư phát triển các công trình hạ tầng phát triển nông thôn
Cho vay đầu tư phát triển các công trình hạ tầng phát triển nông thôn

Tuy nhiên, để khắc phục được những tồn tại và phát huy được vai trò của một ngân hàng chính sách, Chính phủ nên cho phép VDB là tổ chức tín dụng (TCTD) thực sự, được hoạt động đầy đủ như một TCTD theo Luật các TCTD, được áp dụng các quy định đang áp dụng cho TCTD, tránh hiện tượng có quy định riêng nhưng không đồng bộ, không đầy đủ và khó thực hiện như thời gian qua.

Hai là, về cơ chế quản lý tài chính và nâng cao năng lực tài chính: Chính phủ mới đây ban hành Nghị định 46/2021 về cơ chế quản lý tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động của VDB. Tuy nhiên, nên xem xét bổ sung cơ chế cho VDB được tự chủ hơn về tài chính, trong đó cần tập trung: Tăng vốn điều lệ; cho phép VDB thành lập quỹ dự phòng rủi ro; cần có nguồn vốn và cơ chế xử lý dứt điểm thâm hụt tài chính và nợ xấu phát sinh từ nhiều năm trước…

Cho vay đầu tư Dự án Nhà máy Thủy diện Sơn La
Cho vay đầu tư Dự án Nhà máy Thủy điện Sơn La

Cũng theo TS Cấn Văn Lực, một giải pháp khác hoàn thiện một số quy định về chức năng, nhiệm vụ của VDB theo hướng “mở” hoặc cho phép VDB từng bước thực hiện một số quyền hạn đã được pháp luật quy định, tạo điều kiện để VDB chủ động hơn trong hoạt động tín dụng đầu tư.

Theo đó có thể mở rộng thẩm quyền của VDB trong xử lý rủi ro phù hợp với mức độ phát sinh rủi ro và nguồn lực tài chính của ngân hàng, đảm bảo không làm tăng số phí quản lý mà ngân sách Nhà nước cấp cho VDB hàng năm; Bổ sung quy định về cho vay đồng tài trợ giữa VDB và các ngân hàng thương mại (NHTM) đối với các dự án thuộc đối tượng vay vốn tín dụng đầu tư để giảm thiểu rủi ro cho VDB, đồng thời nâng cao trách nhiệm của các NHTM tham gia đồng tài trợ trong việc giám sát sử dụng vốn vay và thu hồi nợ;

Thực hiện cho vay ưu đãi Chương trình Kiên cố hóa Kênh mương
Thực hiện cho vay ưu đãi Chương trình Kiên cố hóa Kênh mương

Đồng thời cho phép VDB nghiên cứu triển khai hoạt động cho vay vốn lưu động đối với những dự án vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước theo quy định tại điều lệ tổ chức và hoạt động của VDB nhằm tạo điều kiện để VDB kiểm soát hoạt động, dòng tiền sản xuất kinh doanh của chủ đầu tư và thu hồi nợ của các dự án;  Cho phép VDB nghiên cứu thành lập Công ty quản lý tài sản (AMC) theo quy định để hỗ trợ việc quản lý nợ, mua bán nợ, quản lý tài sản bảo đảm và xử lý nợ xấu chuyên nghiệp hơn.

TS Cấn Văn Lực cũng đề xuất cần xác định lại đối tượng vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước theo hướng tập trung vào các ngành, lĩnh vực có tác động quan trọng đến tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế và các dự án có ý nghĩa lớn về mặt xã hội, đảm bảo tính trọng tâm, trọng điểm của chính sách tín dụng đầu tư và phù hợp với khả năng về nguồn vốn. Trong đó, lĩnh vực kết cấu hạ tầng, năng lượng tái tạo, kinh tế tuần hoàn… nên được ưu tiên.

Xem thêm: odl.7144101-bdv-auc-gnod-taoh-teit-ueid-ed-gneir-taul-oc-nac/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Cần có luật riêng để điều tiết hoạt động của VDB”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools