vĐồng tin tức tài chính 365

Tài chính thông minh: Sai lầm tai hại khiến nghèo lại hoàn nghèo

2022-02-16 17:26

Lúc khỏe mạnh, ăn nên làm ra không lên kế hoạch quản lý tài chính cá nhân, không lập quỹ dự phòng rủi ro…đến khi sự cố, tai họa bất ngờ ập đến, nhiều người không cầm cự nổi. Phải quản lý tài chính cá nhân như thế nào để chống chịu với những rủi ro như COVID, ốm đau, mất việc? Câu trả lời sẽ có trong chương trình Tài chính thông minh số 2 trên laodong.vn.

Tài chính thông minh số 2 với chủ đề "COVID-19 dạy ta bài học gì về tiền?" có sự tham gia của TS Hoàng Thị Bảo Thoa (Đại học Kinh tế, ĐH Quốc gia Hà Nội), sẽ được đăng tải trên laodong.vn vào 19h tối 17.2.2022.

Lỗ hổng kỹ năng quản lý tài chính cá nhân

“Tiền rõ ràng là một thứ rất quan trọng trong cuộc sống của mỗi cá nhân và các gia đình. Thế nhưng ở Việt Nam chúng ta lại ít được học để quản lý tiền sao cho hiệu quả! Trường học không dạy các bạn về tiền, bố mẹ nhiều khi cũng không dạy con cái về tiền. Nhiều gia đình còn có xu hướng né tránh chia sẻ với con về tiền, sợ con hư vì biết tiêu tiền sớm, thậm chí nhiều người còn nói không đúng sự thật như: nhà mình nghèo lắm, nhà mình không có tiền khi con tỏ ý có nhu cầu gì đó!”, TS Hoàng Thị Bảo Thoa chia sẻ.

Theo TS Thoa, trên thực tế, rất nhiều người đã từng có rất nhiều tiền nhưng rồi cũng không trở lên giàu có, ví dụ như những người được đền bù đất cát, trúng số, được thừa kế...thậm chí trong giới nghệ sĩ, ca sĩ có người hồi trẻ có rất nhiều tiền nhưng rồi về già lại sống khá chật vật. Thậm chí, nhiều gia đình bất ổn về hôn nhân về quan hệ gia đình chỉ vì không quản lý tốt tài chính.

TS. Hoàng Thị Bảo Thoa/Ảnh: Hải Linh.
TS. Hoàng Thị Bảo Thoa/Ảnh: Hải Linh.

Trong điều kiện bình thường, làm ăn thuận lợi, những bất ổn trong quản lý tài chính cá nhân không bộc lộ rõ. Thế nhưng, khi có bất trắc xảy ra, như COVID-19 chẳng hạn, thì càng phải nhìn nhận tầm quan trọng của quản lý tài chính thông minh.

Người giàu giỏi tiết kiệm hơn người nghèo

Trong 5 năm, tác giả Thomas C. Corley đã quan sát và ghi lại hoạt động hàng ngày của 233 người giàu và 128 người nghèo. Kết quả nghiên cứu được Thomas C. Corley đưa vào cuốn sách Những thói quen của người giàu. Theo đó,  chỉ 5% người nghèo trong nghiên cứu tiết kiệm được 10% thu nhập và không có ai tiết kiệm 20% thu nhập. Ngược lại, 94% người giàu tiết kiệm nhiều hơn 20% thu nhập. 

Theo tác quả, rất nhiều triệu phú mà ông biết bắt đầu từ nghèo khó và không có thu nhập cao từ đầu. Vì thế, tiết kiệm là một thói quen mà họ có được từ thủa hàn vi. Sau nhiều năm dành dụm và đầu tư, những khoản tích lũy lớn dần mới biến họ thành người giàu có. Điều đó không dễ dàng nhưng họ đã làm được.

Ông Corley nhấn mạnh: "Các triệu phú tự thân luôn có thói quen tiết kiệm. Càng tiết kiệm nhiều khi còn trẻ thì khi già đi, bạn sẽ càng tích lũy được nhiều của cải."

Tiết kiệm càng sớm, nỗi bất an tài chính sẽ càng giảm bớt. Sau khi lập quỹ tiết kiệm đủ an toàn, chuyên gia khuyên nên bắt đầu học đầu tư sớm. Điều này không chỉ giúp an tâm về vài chính mà còn gia tăng khoản tiền dự trữ. Tuy nhiên trước mỗi kênh đầu tư, mỗi người nên tìm hiểu kỹ và có kế hoạch dài hạn cụ thể.

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan tới quản lý tài chính cá nhân và đầu tư, quý độc giả đừng ngần ngại gửi câu hỏi tới các chuyên gia của chương trình Tài chính thông minh bằng cách bình luận ngay dưới bài viết!

Chương trình Tài chính thông minh được đăng tải trên laodong.vn vào tối thứ Năm hàng tuần, có sự tham gia của các chuyên gia đến từ nhiều trường đại học, tổ chức tài chính uy tín… cùng chia sẻ những kiến thức, kỹ năng quản lý tài chính cá nhân và đầu tư tới độc giả/khán giả!

Chương trình Tài chính thông minh do Báo Lao Động và Viện Friedrich Naumann tại Việt Nam phối hợp thực hiện!

Xem thêm: odl.6874101-oehgn-naoh-ial-oehgn-neihk-iah-iat-mal-ias-hnim-gnoht-hnihc-iat/et-hnik/nv.gnodoal

Comments:0 | Tags:No Tag

“Tài chính thông minh: Sai lầm tai hại khiến nghèo lại hoàn nghèo”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools