Trung bình với khoảng 10 doanh nghiệp Nhật có gần 9 doanh nghiệp cho biết sẽ tăng tỷ lệ thu mua tại Việt Nam trong vòng 1 - 3 năm tới. Nhiều ý kiến cho rằng, việc đứt gãy chuỗi cung ứng do dịch bệnh cùng tận dụng lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do, hoạt động tăng tỷ lệ nội địa hóa của doanh nghiệp FDI là xu hướng tất yếu.
Năm 2020, Chính phủ Nhật Bản đã thực hiện chương trình trợ cấp nhằm khuyến khích các nhà sản xuất trong nước chuyển cơ sở sản xuất tới Đông Nam Á trong bối cảnh chuỗi cung ứng bị gián đoạn vì dịch COVID-19. Chính vì vậy, nhiều nhóm doanh nghiệp như thực phẩm, kim loại, cao su hay thiết bị y tế đều có tỷ lệ thu mua khá cao từ 40 - 70%.
Ông Hirai Shinji - Trưởng Đại diện Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản tại TP Hồ Chí Minh cho biết: "Nhà đầu tư Nhật Bản tiếp tục khẳng định sẽ mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh ở Việt Nam. Nhưng việc gia tăng tỷ lệ thu mua linh phụ kiện, vật liệu tại chỗ với các doanh nghiệp Nhật vẫn chờ đợi cải thiện chất lượng nhiều hơn nữa từ phía các nhà cung cấp Việt".
Theo Jetro, tỷ lệ thu mua tại chỗ của Việt Nam tăng dần từ năm 2020 nhưng vẫn ở mức chậm. Những năm gần đây, mặc dù tỷ lệ thu mua của Việt Nam ngang hàng với Malaysia nhưng so sánh với Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia vẫn ở mức thấp.
Giải điểm thắt lớn nhất là chất lượng và năng lực kỹ thuật được xem là quan trọng nhất trong đẩy nhanh tốc độ nội địa hóa.
VTV.vn - Hiện hơn một nửa doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu hoạt động tại TP Hồ Chí Minh đăng ký mở rộng đầu tư kinh doanh.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!
Xem thêm: mth.25763348071202202-man-teiv-iat-aoh-aid-ion-el-yt-gnat-nab-tahn-peihgn-hnaod/et-hnik/nv.vtv