Việc thanh tra các doanh nghiệp đầu mối, thương nhân phân phối xăng dầu được tiến hành trong bối cảnh nguồn cung thị trường xăng dầu vừa qua có những biến động rất lớn. Theo Bộ Công Thương, sẽ có 33 doanh nghiệp đầu mối thuộc diện thanh tra trong đợt này.
Quyết định thanh tra gửi cả Thanh tra Chính phủ
Theo nguồn tin của Lao Động, Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định về thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật trong kinh doanh xăng dầu của một số thương nhân kinh doanh xăng dầu.
Theo đó, Đoàn thanh tra của bộ sẽ thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật trong kinh doanh xăng dầu của một số thương nhân kinh doanh xăng dầu. Đáng chú ý, quyết định này, ngoài được gửi cho các cá nhân, đơn vị liên quan, còn được gửi cho cả Thanh tra Chính phủ.
Đoàn thanh tra sẽ đánh giá chung về hoạt động kinh doanh xăng dầu trong thời kỳ thanh tra, từ ngày 1.1.2021 đến ngày 11.2.2022. Bao gồm, cơ chế hoạt động và đặc thù hoạt động trong giai đoạn từ tháng 10.2021 đến tháng 2.2022; Báo cáo đánh giá chung về kết quả đã đạt được, chưa đạt được trong quá trình thực hiện nhiệm vụ
Đoàn thanh tra cũng làm rõ việc chấp hành các quy định của pháp luật về kinh doanh xăng dầu. Trong đó, thanh tra các điều kiện đối với thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu, như giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, giấy xác nhận đủ điều kiện thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu;
Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ kinh doanh xăng dầu thuộc sở hữu của thương nhân hoặc đồng sở hữu hoặc của thuê sử dụng của thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu;
Cầu cảng chuyên dụng; Kho tiếp nhận xăng dầu nhập khẩu, phương tiện vận tải xăng dầu chuyên dụng khác; Phương tiện vận tải xăng dầu nội địa.
Thanh kiểm tra về hệ thống phân phối xăng dầu, bao gồm: Cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu của thương nhân hoặc thuê; Tổng đại lý kinh doanh xăng dầu hoặc đại lý bán lẻ xăng dầu hoặc thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của thương nhân...
Đoàn thanh tra sẽ làm rõ các vấn đề như việc đăng ký hệ thống phân phối của thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu theo quy định...; Báo cáo số liệu nhập - xuất - tồn kho xăng dầu; báo cáo định kỳ hàng tháng về tình hình thực hiện nhập khẩu xăng dầu, mua xăng dầu từ nguồn sản xuất trong nước, xuất khẩu xăng dầu.
Hàng loạt vấn đề cần làm rõ về kinh doanh, dự trữ xăng dầu
Về vấn đề kinh doanh xăng dầu, Đoàn thanh tra làm rõ việc mua xăng dầu của các doanh nghiệp thuộc diện thanh tra. Từ các hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu với các đối tác trong và ngoài nước (chủng loại xăng dầu, khối lượng xăng dầu xuất khẩu, nhập khẩu); hạn ngạch nhập khẩu tối thiểu được Bộ Công Thương phân bổ...
Đến các hợp đồng mua xăng dầu từ các nhà máy sản xuất xăng dầu, các thương nhân đầu mối trong nước; Báo cáo về khối lượng xăng dầu nhập vào từ ngày 1.1.2021 đến ngày 11.2.2022.
Với xăng dầu nhập khẩu, Đoàn thanh tra làm rõ đơn vị nào cung cấp, hợp đồng, tờ khai nhập khẩu, thời gian nhập khẩu, thực tế nhập kho ra sao.
Với xăng dầu mua trong nước, các doanh nghiệp thuộc diện thanh tra cần thống kê rõ đơn vị cung cấp, hợp đồng, thời gian mua, thực tế nhập kho (số lượng, đơn giá, thành tiền hàng mua).
Việc tiêu thụ xăng dầu, Đoàn thanh tra cũng làm rõ các hợp đồng xuất khẩu xăng dầu; phân phối xăng dầu thông qua các đơn vị trực thuộc; sản lượng cam kết từng đơn vị từng tháng, thực tế thực hiện;
Báo cáo sản lượng bình quân ngày cung ứng, tính theo sản lượng tiêu thụ nội địa bình quân một ngày của tháng 12.2021; tháng 1 và tháng 2.2022.
Còn việc thực hiện bán xăng dầu, sẽ được Đoàn thanh tra làm rõ các vấn đề như: Thống kê thành bảng các hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng trong thời kỳ thanh tra; Tổng hợp nhập xuất tồn từng tháng trong thời kỳ thanh tra cho từng loại xăng dầu; Việc xuất khẩu xăng dầu, khối lượng xăng dầu đăng ký xuất khẩu theo quy định. Thống kê bán xăng dầu thực hiện chuyển trực tiếp từ cảng nhận xăng dầu, nơi mua xăng dầu tới giao cho các cửa hàng bán lẻ; giao cho các công ty con được uỷ quyền; giao cho các thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối, các tổng đại lý, đại lý...
Đối với việc thực hiện quy định về dự trữ, Đoàn thanh tra sẽ làm rõ thực trạng hạ tầng dự trữ xăng dầu của doanh nghiệp, khả năng đáp ứng hạ tầng dự trữ đối với hoạt động kinh doanh và đối với dự trữ thương mại theo quy định;
Tình hình dự trữ thương mại theo Quy định của Nghị định số 95 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 83; Tình hình dự trữ quốc gia của đơn vị (đối với thương nhân có thực hiện nhiệm vụ dự trữ quốc gia).
Danh sách các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu thuộc diện thanh tra lần này gồm:
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam; Công ty TNHH MTV - Tổng công ty Xăng dầu Quân đội; Công ty cổ phần Hóa dầu Quân đội; Công ty TNHH Vận tải thủy bộ Hải Hà; Công ty TNHH Hải Linh; Công ty TNHH Petro Bình Minh; Công ty cổ phần Vật tư xăng dầu Hải Dương; Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư phát triển Trường An; Công ty cổ phần Xăng dầu Tân Nhật Minh; Công ty TNHH Xăng dầu Giang Nam; Công ty TNHH Trung Linh Phát;
Tổng Công ty Dầu Việt Nam - Công ty cổ phần; Công ty cổ phần Thương mại Dầu khí Đồng Tháp; Tổng Công ty Thương mại xuất nhập khẩu Thanh Lễ - CTCP; Công ty cổ phần Dầu khí Đông Phương; Công ty cổ phần Xăng dầu và Dịch vụ hàng hải STS; Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Long Hưng; Công ty TNHH Xăng dầu Hồng Đức; Công ty cổ phần Tập đoàn Dương Đông; Công ty cổ phần Đầu tư Nam Phúc; Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu xăng dầu Tín Nghĩa; Công ty TNHH Xăng dầu Hùng Hậu; Công ty TNHH MTV Dầu khí TP.Hồ Chí Minh Công ty cổ phần Thương mại đầu tư dầu khí Nam Sông Hậu; Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn - TNHH MTV;
Công ty TNHH Thương mại vận tải và du lịch Xuyên Việt Oil; Công ty cổ phần Nhiên liệu Phúc Lâm; Công ty TNHH Xăng dầu Vĩnh Long Petro; Công ty TNHH Sản xuất thương mại Hưng Phát; Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ tổng hợp Hòa Khánh; Công ty cổ phần Anh Phát Petro; Công ty cổ phần Phúc Lộc Ninh; Công ty cổ phần Tập đoàn Thiên Minh Đức.
Xem thêm: odl.6855101-uad-gnax-hnaod-hnik-ev-art-hnaht-ib-nol-gno-cac-neid-ol/et-hnik/nv.gnodoal