vĐồng tin tức tài chính 365

Liêm chính khoa học: Không có chỗ cho gian dối, khuất tất

2022-02-19 08:49
Liêm chính khoa học: Không có chỗ cho gian dối, khuất tất - Ảnh 1.

Những năm gần đây, với sự phát triển của mạng xã hội và Internet, nội dung này càng được "soi" kỹ hơn, trở thành một màng lọc, loại bớt những khuất tất, gian dối trong khoa học.

Tuổi Trẻ có cuộc trao đổi với ông Trần Anh Tuấn, chánh văn phòng Hội đồng Giáo sư nhà nước, về vấn đề này.

Có phản ứng là xác minh

* Hội đồng liên ngành chính trị học - triết học - xã hội và Hội đồng ngành kinh tế đã có báo cáo cho Hội đồng Giáo sư nhà nước về một số bài báo quốc tế của các ứng viên xét công nhận chức danh GS, PGS năm 2021 sau những lùm xùm, bàn tán của dư luận hay chưa?

- Nguyên tắc khi nhận phản ứng xã hội, không phải chỉ là đơn mà cả những ý kiến trên mạng xã hội, trách nhiệm của văn phòng Hội đồng Giáo sư nhà nước là gửi hội đồng ngành xác minh từng trường hợp về mặt chuyên môn. 

Các hội đồng ngành đã giải trình từng nội dung một, từng ứng viên một và khẳng định có chấm điểm đối với các công bố quốc tế hay không và chấm như thế nào. Về nguyên tắc chúng tôi không trao đổi nội dung chuyên môn ra ngoài được.

* Trước đây, Hội đồng Giáo sư nhà nước có nhận được những khiếu nại, tố cáo về các công bố quốc tế hay chưa? Nếu có, tại sao đến giờ vẫn tiếp diễn?

- So với năm trước thì năm nay ít hơn. Năm trước nhiều vấn đề hơn, nổi lên là câu chuyện đăng nhiều bài trong thời gian ngắn. Mỗi năm đều theo hướng nâng cao chất lượng, nên giải pháp đầu tiên là hội đồng các cấp kiểm tra kỹ hồ sơ ứng viên. 

Tiếp đến theo dõi kênh thông tin xã hội về ứng viên. Đây là kênh thông tin tốt và từ năm 2019 trong quy chế xét giáo sư, kênh thông tin này đã góp phần giúp các hội đồng rà soát hồ sơ và xác minh thông tin mà xã hội đã có ý kiến.

Hằng ngày tôi thường xuyên vào các diễn đàn liêm chính khoa học để theo dõi. Sau khi nhận được thông tin văn phòng đều có văn bản để chuyển cho các hội đồng, qua nhiều hình thức như email, thư gửi bưu điện, công văn, điện thoại... để chủ tịch, hội đồng ngành lưu ý xem xét kỹ hơn.

Liêm chính khoa học: Không có chỗ cho gian dối, khuất tất - Ảnh 2.

Ông Trần Anh Tuấn

Hoan nghênh các kênh thông tin

* Ngoài những lùm xùm về ứng viên ngành chính trị học, ngành kinh tế, hay những thông tin trên mạng, với vai trò là đầu nguồn thông tin, Hội đồng Giáo sư nhà nước có tiếp nhận những phản ảnh, tố cáo nào khác không? Nếu có, con số này so với các mùa trước, so với các năm trước ít hay nhiều?

- Hiện nay có dưới 20 kiến nghị, trong đó có 2 đơn cụ thể, còn lại ở dạng phản ảnh nặc danh. Việc này cũng là quan hệ cá nhân từng người, từng ứng viên. Tôi cho rằng còn xét thì sẽ còn ý kiến. 

Nhưng dù theo mục đích, khía cạnh nào thì ý kiến thông tin phản biện cũng là điều cần xác minh và đều cần thiết. Nó cung cấp cho hội đồng các cấp để đánh giá kỹ hơn, đúng thực chất về ứng viên. Văn phòng hoan nghênh các kênh thông tin để rà soát hồ sơ.

* Trước những hồ sơ mà hội đồng cơ sở đưa lên, sau khi xem xét hội đồng ngành gạt ra, trách nhiệm thuộc về hội đồng cơ sở hay ứng viên?

- Các hội đồng có trách nhiệm khác nhau được quy định rõ. Hội đồng cơ sở xác minh tính pháp lý các minh chứng trong hồ sơ, chẳng hạn xem kê khai dạy bao nhiêu giờ, đề tài bao nhiêu, hướng dẫn cao học, bài báo... 

Hội đồng ngành là trách nhiệm chuyên môn. Ví dụ anh kê khai 100 bài chỉ chấm 70 bài thì đó là trách nhiệm chuyên môn. Nghĩa là hội đồng ngành thay mặt Hội đồng Giáo sư nhà nước để thẩm định hồ sơ ứng viên và kết luận ứng viên đủ điều kiện hay không.

* Hội đồng Giáo sư nhà nước có những khuyến cáo, có những lời khuyên nào cho ứng viên mùa tới khi xét danh hiệu cao quý để tránh "lời ra lời vào" của dư luận?

- Ông TRẦN ANH TUẤN: Các ứng viên phải là nhà khoa học thông minh, biết lựa chọn tạp chí phù hợp, tương xứng.

Còn cơ quan quản lý phải ủng hộ phản biện xã hội từ nhiều nguồn, đấy là thông tin tốt, có hiệu quả để giúp hội đồng các cấp có thêm thông tin để đánh giá ứng viên tốt hơn. Ngoài ra, cần xây dựng danh mục tạp chí và nhà xuất bản kém chất lượng để cung cấp thông tin rộng rãi.

Rất quan tâm tiêu chí liêm chính khoa học

GS loc

GS.TSKH Hồ Đắc Lộc

Hội đồng liên ngành điện - điện tử - tự động hóa với 13/26 ứng viên GS, PGS bị loại, trong đó có 4 ứng viên GS và 9 ứng viên PGS, xếp thứ 2 về tỉ lệ số ứng viên bị loại sau ngành toán.

Trao đổi với Tuổi Trẻ về số ứng viên bị loại, GS.TSKH Hồ Đắc Lộc, chủ tịch Hội đồng Giáo sư liên ngành điện - điện tử - tự động hóa, cho rằng tỉ lệ các ứng viên chưa đáp ứng các yêu cầu về tiêu chuẩn GS, PGS ở hội đồng này năm 2021 không bất thường và cũng tương đương với các năm trước. Về tổng thể, chất lượng ứng viên cũng tương đương các năm trước.

Cũng theo ông Lộc, 2 nguyên nhân chính khiến 50% ứng viên của liên ngành điện - điện tử - tự động hóa năm 2021 bị loại là do ứng viên chưa đạt các điều kiện cứng theo quy định, chưa chuẩn bị tốt cho phiên báo cáo và trả lời chất vấn của hội đồng nên không đạt đủ số phiếu tín nhiệm.

Theo quy định, mỗi hồ sơ ứng viên được thẩm định bởi 3 giáo sư cùng chuyên ngành. Mỗi ứng viên đủ điều kiện cần phải báo cáo khoa học tổng quan và trả lời chất vấn của hội đồng bằng tiếng Anh.

Tùy thuộc vào kết quả thẩm định hồ sơ, kết quả trao đổi công khai, chi tiết trên từng hồ sơ của ứng viên và chất lượng phiên báo cáo khoa học tổng quan của ứng viên mà hội đồng có kết luận cụ thể cho từng trường hợp, dựa theo quy định hiện hành.

Đặc biệt các ủy viên, người phản biện cũng rất quan tâm, lưu ý về tiêu chí liêm chính trong khoa học của ứng viên khi thẩm định hồ sơ và chất vấn trực tiếp ứng viên trong phiên báo cáo khoa học.

TRẦN HUỲNH

Một ứng viên xin rút khỏi danh sách xét giáo sư

Ngày 18-2, trao đổi với Tuổi Trẻ, GS.TS Phạm Văn Đức, chủ tịch Hội đồng Giáo sư liên ngành chính trị học - triết học - xã hội học, cho biết PGS Nguyễn Minh Tuấn, tác giả bài báo "Phòng chống những kẻ cơ hội chính trị ở Việt Nam hiện nay" đăng trong một tạp chí chuyên về giáo dục toán học và máy tính của Thổ Nhĩ Kỳ, đã chính thức gửi đơn xin rút khỏi danh sách xét công nhận chức danh giáo sư.

"Hội đồng liên ngành đã gửi giải trình và báo cáo cho Hội đồng Giáo sư nhà nước. Thầy Tuấn (PGS Nguyễn Minh Tuấn - PV) thấy phức tạp và có nhiều ý kiến trái chiều nên đã có đơn chính thức xin rút" - ông Đức nói.

Trước đó, trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 14-2, PGS.TS Nguyễn Minh Tuấn chia sẻ: "Bài báo đó đã không được tính. Tính trên tạp chí WoS (ISI) và Scopus, tôi có 8 bài gửi hội đồng xét. Trong quá trình viết, có những bài out (bị loại - PV) ra, có những bài chưa thật phù hợp thì hội đồng xem xét, sẽ gạt ra. Như bài viết bàn về vấn đề chính trị đăng trên tạp chí chuyên về giáo dục toán học và máy tính, chưa phù hợp nên bị loại".

Biết nội dung bài viết và tên tạp chí không phù hợp sẽ bị loại nhưng tại sao bài báo vẫn đưa vào danh sách để xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư?

Lý giải điều này, ông Tuấn nói thêm: "Không có quy định buộc phải đăng trên tạp chí nào cả. Đây cũng là lỗi của quy chế quy định, chỉ nói bài được đăng trên tạp chí, về những nội dung của mình, mà tôi viết chính trị xã hội... Tôi là ứng viên, khi lần đầu viết trên tạp chí quốc tế cũng lúng túng. Mình cũng không nặng nề, phấn đấu năm nay không được giáo sư thì sang năm phấn đấu".

Muôn kiểu "hóa phép" nghiên cứu khoa học

bo gd

Website của Hội đồng Giáo sư nhà nước công bố công khai lý lịch khoa học của các ứng viên để xã hội giám sát, phản biện - Ảnh chụp màn hình

Tháng 11-2021, dư luận ồn ào về một số nhà khoa học Việt Nam dù thuộc một trường đại học chủ quản nhưng lại đứng tên trong nhiều bài báo công bố cho những đơn vị khác.

Đáng chú ý, có trường hợp nhà khoa học đang thực hiện đề tài khoa học được quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (Nafosted) cấp kinh phí cho trường đại học mình thuộc biên chế, nhưng lại viết thêm nhiều bài báo quốc tế cho một số trường đại học tư thục ở Đà Nẵng và TP.HCM.

Không ít nhà khoa học trong nước đã bày tỏ bất bình vì sự "thâm canh" lộ liễu này. Nhà khoa học có thể nhận tiền từ 3 bên: Lương từ cơ quan chủ quản, kinh phí từ quỹ Nafosted và trường đại học được gắn thêm tên.

Dư luận lại đặt ra nghi vấn phải chăng đây là sự "mua bán, đổi chác" để một trường đại học có tiềm lực tài chính tích lũy thật nhiều công bố khoa học, từ đó sẽ thăng hạng trên các bảng xếp hạng đại học trên thế giới? Và giá chi phí cho những màn "đi đêm" giữa trường ấy và nhà khoa học rất khó biết được chính xác.

Thuê mướn các cây bút nước ngoài viết bài báo khoa học cũng là một "chiêu thức" để gia tăng số lượng nghiên cứu bất chấp liêm chính khoa học. Trong năm 2021, tạp chí khoa học Applied Surface Science (Hà Lan) đã gỡ những bài báo mà tác giả liên hệ là Kittisak Jermsittiparsert, người ghi địa chỉ làm việc là một trường đại học ở TP.HCM.

Người này không có tên trong bản thảo ban đầu nhưng đột ngột xuất hiện khi bài báo được hoàn thiện. Ngoài vụ việc trên, trường đại học này cũng bị giới nghiên cứu đặt dấu hỏi khi nhiều giáo sư, tiến sĩ ở các trường đại học châu Âu có mặt trong các công bố khoa học của trường một cách đầy bất ngờ.

Phải nói thêm những năm gần đây, trong các đợt xét chức danh giáo sư, phó giáo sư ở Việt Nam, lần nào cũng có những ồn ào liên quan đến chuyện liêm chính học thuật.

Năm 2020, Hội đồng Giáo sư nhà nước nhận được đơn thư tố cáo 36 trong tổng số 50 ứng viên giáo sư, phó giáo sư của ngành y và dược gian lận trong công bố nghiên cứu khoa học. Con số này tương đương 70% số ứng viên xét giáo sư, phó giáo sư của ngành y dược.

Trong số đó, 16 ứng viên giáo sư, phó giáo sư ngành y và ngành dược bị tố khai gian dối các bài báo trên các tạp chí kém chất lượng. Đó là các tạp chí được gọi chung là Open Access (tạm dịch là "Truy cập mở"), hoạt động theo cơ chế "tiền trao cháo múc": thu tiền rồi in bài trong khi kiểm duyệt rất sơ sài. Dù vậy, các ứng viên này đã được hội đồng ngành xét cho "qua vòng".

Khi đó, giáo sư Nguyễn Ngọc Châu là một nhà khoa học uy tín tại Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật, thuộc Viện hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam đã nhận thẩm định lại các bài báo khoa học của những ứng viên giáo sư, phó giáo sư này. Ít lâu sau, giáo sư Nguyễn Ngọc Châu cho biết chỉ có 4 trong tổng số 16 ứng viên ngành y và ngành dược bị tố là có đủ số bài báo quốc tế theo yêu cầu đối với ứng viên phó giáo sư.

TRỌNG NHÂN

Nhận tài trợ từ Quỹ NAFOSTED nhà khoa học phải tuân thủ 11 quy định về liêm chínhNhận tài trợ từ Quỹ NAFOSTED nhà khoa học phải tuân thủ 11 quy định về liêm chính

TTO - Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (NAFOSTED) vừa ban hành quy định về liêm chính nghiên cứu áp dụng đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ do quỹ này tài trợ, hỗ trợ.

Xem thêm: mth.88665408091202202-tat-tauhk-iod-naig-ohc-ohc-oc-gnohk-coh-aohk-hnihc-meil/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Liêm chính khoa học: Không có chỗ cho gian dối, khuất tất”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools