vĐồng tin tức tài chính 365

470.000 USD của ai?

2022-02-19 08:49
470.000 USD của ai? - Ảnh 1.

Trùm buôn lậu Mười Tường tại phiên tòa sáng 16-2 - Ảnh: TIẾN VŨ

Số tiền này chắc chắn phải có chủ, chủ là ai, chờ phán quyết của tòa. Nhưng từ phiên tòa này cho thấy cứ vụ án liên quan vàng, tiệm vàng lại có bóng dáng ngoại tệ.

Với người dân, chuyện tiệm vàng kiêm mua bán ngoại tệ là thường ngày ở huyện. Nhưng pháp luật quy định tiệm vàng chỉ được mua bán vàng, trừ trường hợp là đại lý của ngân hàng (chỉ đổi và thu ngoại tệ về cho ngân hàng, không được bán lại). 

Pháp luật cũng quy định Nhà nước tập trung quản lý ngoại tệ qua hệ thống ngân hàng, người dân được sở hữu, tặng cho... ngoại tệ nhưng không được mua bán hay dùng để thanh toán, nếu bán chỉ được bán cho ngân hàng. 

Ấy vậy mà nhiều tiệm vàng vẫn dính đến ngoại tệ, nhẹ là mua bán, nặng là trong đường dây buôn lậu.

Thế tiệm vàng kiêm luôn mua bán ngoại tệ để lại hậu quả gì? Đó là nạn chảy máu ngoại tệ, là pháp luật bị xem thường, là sự lo lắng nếu tỉ giá tăng bất thường, thậm chí ảnh hưởng đến giá cả nếu xảy ra khan hiếm ngoại tệ... 

Trong năm qua, tỉ giá VND/USD giảm mạnh nhưng giá USD tiền mặt tại thị trường tự do vẫn cao hơn vài trăm đồng do giới buôn vàng lậu gom USD để nhập lậu vàng. Do giá vàng trong nước luôn cao hơn thế giới, cứ gom USD nhập lậu vàng là lời khủng. 

Vì thế một số tiệm vàng sẵn lòng đẩy giá USD lên cao để gom cho đủ. Như vậy, hàng triệu USD nhập lậu vàng lẽ ra được tập trung vào ngân hàng để thanh toán hàng hóa nhập khẩu, giúp tăng dự trữ ngoại hối quốc gia, tăng sức mạnh của nền kinh tế, qua đó ổn định tiền tệ, lãi suất có lợi cho mọi nhà, mọi người, đằng này...!

Nhưng vì sao những người buôn lậu có thể gom hàng triệu USD? Đó là thói quen bán ngoại tệ tại tiệm vàng của người dân. Bán vài trăm đôla cho ngân hàng phải viết giấy tờ, bán tại tiệm vàng cho xong. 

Chưa kể đôi lúc bán cho tiệm vàng thêm được ít tiền... Cũng có người trách muốn tiệm vàng thôi làm chân rết gom đôla cho buôn lậu, phải cho nhập vàng, giảm bớt chênh lệch giá vàng giữa trong nước và thế giới. 

Đề xuất này nghe qua có lý nhưng cho nhập vàng, giá sẽ giảm nhưng khi giá giảm thấp hơn thế giới, vàng trong nước chảy ngược qua biên giới, lại chảy máu vàng. 

Ngoại tệ có được từ xuất khẩu lại phục vụ buôn lậu vàng! Không cho nhập vàng có thể chưa theo quy luật thị trường nhưng bỏ ngoại tệ nhập vàng, rồi vàng chảy qua biên giới, trong khi chúng ta vẫn cần tăng dự trữ ngoại hối, có gì đó chưa ổn.

Nạn buôn lậu vàng có từ hàng chục năm qua chưa có thuốc chữa, tình trạng tiệm vàng "điều hành" giá USD tiền mặt trên thị trường tự do vẫn tồn tại. Chấn chỉnh được không? 

Gần đây khi cơ quan chức năng mạnh tay chống buôn lậu, những tình huống như "470.000 USD của ai?" xuất hiện nhiều hơn, xem ra đã bốc đúng thuốc trị bệnh. Làm mạnh, giới buôn lậu phải chùn tay. Nhưng muốn giảm tối đa buôn lậu vàng, phải tính đến biện pháp kinh tế cho thị trường vàng. 

Đồng thời, người có ngoại tệ cũng cần thay đổi thói quen "bán đô ra tiệm vàng", bởi pháp luật đã quy định nếu cá nhân bán mua ngoại tệ dưới 1.000 USD không đúng nơi sẽ bị cảnh cáo, trên 1.000 - 10.000 USD sẽ bị phạt 10-20 triệu đồng... 

Cần lấy vụ án "470.000 USD của ai?" làm khởi đầu cho việc chấm dứt nạn buôn lậu vàng - ngoại tệ.

Viện kiểm sát và 4 luật sư tranh luận sôi nổi liên quan Viện kiểm sát và 4 luật sư tranh luận sôi nổi liên quan 'trùm buôn lậu' Mười Tường

TTO - Ngày 17-2, tại phiên tòa xét xử vụ án hình sự vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới 470.000 USD của Nguyễn Thị Kim Hạnh (Mười Tường, 53 tuổi, ngụ xã Đa Phước, huyện An Phú), Viện kiểm sát đề nghị xử phạt từ 7-9 năm tù đối với Mười Tường.

Xem thêm: mth.78293418091202202-ia-auc-dsu-000074/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“470.000 USD của ai?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools