vĐồng tin tức tài chính 365

Cuộc đua tư nhân hóa Mặt trăng đang diễn ra

2022-02-19 12:22
Cuộc đua tư nhân hóa Mặt trăng đang diễn ra - Ảnh 1.

Mặt trăng đang dần bị tư nhân hóa trên thị trường tự do - Ảnh: GUARDIAN

Trước ý tưởng bán đất Mặt trăng của Viện Adam Smith (ASI), báo The Guardian đưa ra nhận định: "Thay vì khiến mọi người tưởng tượng về một thế giới trên cao tốt đẹp hơn, hoạt động khám phá không gian hiện đại dường như chỉ xoay quanh chuyện tiền bạc".

Công ty SpaceX của tỉ phú Elon Musk đã làm việc với một công ty khởi nghiệp của Canada về kế hoạch gắn biển quảng cáo lên vệ tinh. Các vệ tinh này sẽ được phóng vào không gian để các biển quảng cáo có thể thắp sáng bầu trời đêm.

Không nghi ngờ gì nữa, một số quảng cáo trong số đó sẽ dành cho du lịch vũ trụ. Vào ngày 16-2, lần đầu tiên Công ty bay vũ trụ Virgin Galactic của tỉ phú Richard Branson đã mở bán vé cho công chúng bay vào vũ trụ. Dĩ nhiên, chỉ có một phần nhỏ "công chúng" đủ khả năng chi trả 450.000 USD cho một chuyến đi thưởng ngoạn ở độ cao 92km so với bề mặt Trái đất.

Rõ ràng, cuộc đua tư nhân hóa Mặt trăng đang được các công ty ráo riết cạnh tranh. Nhiều người sẽ lập luận rằng tất cả đều vì lợi ích của nhân loại. Chẳng hạn, ASI tuyên bố: "Để đạt được hòa bình và thịnh vượng trên Trái đất, chúng ta cần bán bớt các mảnh không gian, đặc biệt tập trung vào các mảnh đất trên Mặt trăng".

Năm 1967, Hiệp ước Không gian bên ngoài được 110 quốc gia ký kết, là nền tảng cho luật không gian quốc tế. Nội dung hiệp ước xác lập rằng không gian thuộc về tất cả mọi người và không quốc gia nào có quyền chiếm đoạt một thiên thể.

Hiệp ước Không gian bên ngoài được đưa ra từ những ngày đầu nhân loại bắt đầu khám phá không gian. Khi đó, các nhà lãnh đạo thế giới dễ dàng tỏ ra hào hứng về việc không kiếm tiền từ không gian.

Tuy nhiên, giờ đây việc khai thác Mặt trăng đang trở thành một khả năng thực tế hơn. Hiệp ước này cũng không còn được một số quốc gia ủng hộ và có một loạt nỗ lực nhằm hủy bỏ nó.

Ví dụ, vào năm 2015, Quốc hội Mỹ và cựu tổng thống Barack Obama đã thông qua đạo luật cho phép các công ty Mỹ quyền sở hữu và bán bất cứ thứ gì họ có được từ không gian.

Cựu tổng thống Donald Trump còn thúc đẩy thương mại hóa không gian hơn nữa. Vào năm 2020, ông đã ký một lệnh điều hành khuyến khích sự phát triển thương mại của không gian. 

"Không gian bên ngoài là một lĩnh vực hoạt động của con người về mặt pháp lý và thể chất. Mỹ không coi đó là một khu vực chung toàn cầu", lệnh hành pháp nêu rõ.

Phản ứng với lệnh hành pháp trên của Mỹ, ông Dmitry Rogozin, tổng giám đốc Cơ quan Vũ trụ Nga Roscosmos thời điểm đó, tuyên bố: "Nga có kế hoạch xây dựng trạm vũ trụ riêng, đồng thời không cho phép bất cứ ai tư nhân hóa Mặt trăng".

Tiến sĩ Madsen Pirie, nhà nghiên cứu người Anh, chủ tịch của ASI, đặt vấn đề: "Hơn bao giờ hết, ngày càng nhiều quốc gia và công ty cạnh tranh trong cuộc chạy đua không gian. Điều quan trọng là chúng ta phải vượt qua tư duy lỗi thời của thập niên 1960 và sớm giải quyết câu hỏi về quyền sở hữu ngoài Trái đất''.

Đúng là, thế giới rất cần thiết lập một khuôn khổ liên quan đến quyền tài sản, trước khi các tỉ phú, tập đoàn tư nhân và các nhà lãnh đạo thế giới có tư tưởng tư lợi, bắt đầu bán đấu giá không gian ngoài vũ trụ.

Mặt trăng thứ hai xuất hiện đi cùng Trái đất thêm 300 nămMặt trăng thứ hai xuất hiện đi cùng Trái đất thêm 300 năm

TTO - Một 'mảnh trăng' tên Kamo’oalewa được các nhà thiên văn học phát hiện và sẽ đồng hành cùng Trái đất thêm 300 năm nữa.

Xem thêm: mth.37570050191202202-ar-neid-gnad-gnart-tam-aoh-nahn-ut-aud-couc/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“Cuộc đua tư nhân hóa Mặt trăng đang diễn ra”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools