Một mô hình nhà sàn do Tuấn Anh tự tay làm trong vòng 2 tuần với phần mái được làm bằng bìa giấy
Mất vài ngày, đôi khi vài tuần, thậm chí cả năm trời để làm nên một mô hình, tiểu cảnh đủ sống động.
Gìn giữ, hoài niệm hình ảnh xưa
"Làm mô hình không khó, đặc biệt khi mọi kỹ thuật đều được các ‘nghệ nhân’ sẵn sàng chia sẻ đầy trên mạng, nhưng để làm được một mô hình đẹp, như thật thì không hề dễ", anh Phạm Tuấn Anh (28 tuổi), người chơi mô hình, mở đầu câu chuyện.
Cũng như gần 58.000 thành viên theo dõi một hội nhóm đam mê mô hình, tiểu cảnh trên mạng xã hội, anh Tuấn Anh đến với thú vui này cũng từ sở thích cá nhân.
Nhà sàn Tây Bắc, nhà nổi miền Tây... là những chủ thể mà anh đang hướng tới khi theo đuổi bộ môn này. "Ban đầu chỉ nghĩ là làm để hoài niệm những nơi mà trước mình có dịp đi qua thôi, nhưng không ngờ được mọi người yêu thích đến thế", anh Tuấn Anh chia sẻ.
Anh Tuấn Anh bên một mô hình phố cổ
Được mọi người khích lệ, phần nhiều mô hình được anh chuyển tặng những ai có cùng đam mê, phần anh "thương mại hóa" để bù lại tiền công, vật liệu. "Không ngờ lại có duyên với nghề, ban đầu làm chơi nhưng giờ ăn thật rồi", anh Tuấn Anh cười.
Cũng từ việc đam mê những tiểu cảnh tả về đình làng, nhà ba gian miền Bắc, anh Nguyễn Phúc Tiến không còn nhớ mình đã theo đuổi thú vui này từ khi nào.
"Xã hội phát triển lên rồi nên giờ ít thấy những ngôi nhà ngói cũ. Thấy anh em chơi cũng thấy yêu nên tôi muốn phục dựng những căn nhà xưa làm kỷ niệm", anh Tiến chia sẻ.
Tái chế không trừ thứ gì
Để làm nên một mô hình, tiểu cảnh cần rất nhiều công đoạn, đòi hỏi sự cầu kỳ, tỉ mỉ, đặc biệt là phải có thời gian. Theo anh Hoàng Quang Trường (28 tuổi), việc chuẩn bị hoàn tất các nguyên vật liệu trước khi bắt tay vào làm sẽ tiết kiệm nhiều thời gian hơn cho người chơi.
Theo đuổi phong cách làng quê, vật liệu mà anh Trường hướng tới là bất kỳ thứ gì có thể tái chế được. Đó là giấy bìa, vỏ lon, nhựa, xốp, que tăm, cành cây, chum lọ...
Mỗi khi cần nguyên vật liệu, anh Trường chỉ cần đi dạo một vòng quanh bờ biển gần nhà (quê Quảng Ninh). Từ viên đá, miếng xốp, vỏ lon, vỏ chai trôi dạt trên biển đều được anh gom nhặt về, tái tạo thành những tiểu cảnh nhìn là... mê.
Một chiếc chum bị vỡ được anh Trường "hóa kiếp"
Chum bị vỡ thì dùng để làm đế, còn xốp, vỏ chai thì anh Trường làm nền, tường. Bìa giấy, vỏ lon, cành cây... cũng được anh tận dụng làm mái nhà, sàn nhà.
"Tôi không kiếm tiền từ đây nhưng lại rất muốn lan tỏa đam mê này đến với mọi người, để cùng nhau tái chế những phụ phẩm, phế thải, qua đó góp phần cải tạo môi trường sống tốt hơn", anh Trường tâm sự.
Một ngôi nhà miền Tây được dựng lên dưới bàn tay của anh Tuấn Anh
Cố gắng chân thật nhất đến từng chi tiết
Bếp lửa hồng trong những ngôi nhà sàn
Những phụ kiện hình người góp phần sống động cho mô hình
Giếng nước đầu đình
Một mô hình đền thờ miền Bắc do anh Tiến tự tay dựng nên
Góp phần sống động cho các mô hình còn có cây cối, ao hồ...
Một ngôi nhà có quê có phố...
Gắn thêm phụ kiện ánh đèn khiến mô hình càng thêm sống động
Bình yên tuổi già...
TTO - Từ những hộp sữa, thùng cactông, chai nhựa, vỏ xe..., giáo viên Trường Mầm non 15 (Q.Tân Bình, TP.HCM) đã tạo ra những chiếc máy lọc nước, thang leo, bập bênh... thu hút gần 700 học sinh cùng phụ huynh nhà trường hào hứng sử dụng.
Xem thêm: mth.74911924171202202-em-al-nihn-nol-ov-yaig-aib-ut-tog-pad-hnac-ueit-hnih-om/nv.ertiout