Xe container vận chuyển hàng hóa vào cảng Cát Lái (TP Thủ Đức) - Ảnh: TỰ TRUNG
Theo đó, Sở Giao thông vận tải TP.HCM kiến nghị TP chỉ đạo Sở Kế hoạch và đầu tư khẩn trương nghiên cứu nguồn vốn trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 đã được HĐND TP thông qua và nguồn dự kiến tăng thêm của TP, trình phương án đầu tư công hai dự án đường vành đai 2.
Việc đầu tư hai dự án của đường vành đai 2 không chỉ góp phần phát triển kinh tế - xã hội mà còn tạo sự đồng thuận của người dân, doanh nghiệp khi TP triển khai thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ tiện ích công cộng trong khu vực cảng biển.
Cụ thể, đối với đoạn từ cầu Phú Hữu đến xa lộ Hà Nội (dài 3,5km) có mức vốn dự kiến khoảng 8.591 tỉ đồng, trong đó chi phí xây dựng 1.660 tỉ đồng, còn lại là giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư. Đoạn từ xa lộ Hà Nội đến đường Phạm Văn Đồng (dài 2,8km) có mức vốn dự kiến khoảng 8.458 tỉ đồng, trong đó chi phí xây dựng 2.281 tỉ, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng 5.515 tỉ đồng.
Dự kiến nhu cầu vốn cho hai dự án trên trong giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 13.639 tỉ đồng (tương đương 80%). Phần kinh phí còn lại khoảng 3.410 tỉ đồng sẽ cân đối bố trí trong giai đoạn sau.
Tuyến đường vành đai 2 dài 64km hiện còn 3 đoạn dài 11km chưa được đầu tư. Tuyến đường quan trọng này khi được khép kín sẽ đảm nhận vai trò điều phối, hạn chế xe vào nội thành, kết nối các cảng biển, giảm ùn tắc cho các trục đường vào cảng như Đồng Văn Cống, Mai Chí Thọ.
Theo đề án thu phí hạ tầng cảng biển của TP.HCM, nguồn thu phí ước tính mỗi năm khoảng 3.000 tỉ đồng sẽ bổ sung cho ngân sách TP đầu tư các dự án mở rộng, làm thêm đường kết nối vào các cảng biển. Hiện hệ thống thu phí đã được vận hành thử nghiệm từ ngày 16-2 để chuẩn bị cho thu phí chính thức từ 1-4.
TTO - Kể từ 0h ngày 16-2 đến hết ngày 15-3, TP.HCM sẽ vận hành thử nghiệm hệ thống thu phí cảng biển để chuẩn bị cho việc chính thức thu phí từ ngày 1-4.
Xem thêm: mth.2390010212202202-mch-pt-2-iad-hnav-naod-iah-mal-gnod-it-006-31-noh-irt-ob-ihgn-neik/nv.ertiout