vĐồng tin tức tài chính 365

Trợ cấp công nghiệp của Trung Quốc là gì mà Phương Tây liên tục công kích?

2022-02-22 18:53
Trợ cấp công nghiệp của Trung Quốc là gì mà Phương Tây liên tục công kích? - Ảnh 1.

Trợ cấp công nghiệp của Trung Quốc là một nguyên nhân gây căng thẳng với các nước phương Tây (Ảnh: AP)

Từ lâu việc sử dụng rộng rãi trợ cấp công nghiệp của Trung Quốc đã bị các nước phương Tây chỉ trích. Theo các nước này, trợ cấp tạo nên một sân chơi không công bằng đối với những doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động tại nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

Khoản tiền khổng lồ được trao cho một số ngành và tập đoàn là vấn đề trọng tâm trong bất cứ cuộc đàm phán thương mại nào giữa Bắc Kinh và Washington,

Dưới đây là bốn câu hỏi trọng tâm giúp hiểu rõ hơn về vấn đề trợ cấp gây tranh cãi này.

Trung Quốc sử dụng những loại trợ cấp công nghiệp nào và mức độ của chúng ra sao?

Trợ cấp được sử dụng rộng rãi bởi các cấp khác nhau trong bộ máy nước của Trung Quốc với mục tiêu hỗ trợ phát triển kinh tế. Theo báo cáo tài chính của những doanh nghiệp đã niêm yết, có tới hàng trăm khoản trợ cấp bằng tiền mặt được các doanh nghiệp Trung Quốc tận dụng.

Những khoản tiền này được sử dụng vào mục đích như nghiên cứu và phát triển công nghệ, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường, thúc đẩy xuất khẩu, xây dựng thương hiệu, xây dựng những vùng kinh tế mới, khuyến khích phát triển doanh nghiệp.

Một hình thức trợ cấp khác là các khoản vay ưu đãi, đặc biệt những khoản vay cho các doanh nghiệp nhà nước từ ngân hàng trung ương. Ưu đãi về thuế, điện và thuê đất cũng được doanh nghiệp nước ngoài xem như trợ cấp ngầm và thường được đưa ra chất vấn trong quá trình điều tra chống trợ cấp.

Không có một con số thống kê chính thức cho mức độ của những khoản trợ cấp công nghiệp này. Theo tính toán của South China Morning Post (SCMP), chỉ trong năm 2020, hơn 3.000 công ty niêm yết của Trung Quốc đang nhận được số tiền với tổng giá trị là 22,6 tỷ nhân dân tệ (tương đương 3,5 tỷ USD).

Các quốc gia khác có trợ cấp công nghiệp hay không?

Trung Quốc không phải là quốc gia duy nhất sử dụng trợ cấp. Theo Global Trade Alert, từ tháng 11/2008 đến nay, Trung Quốc, EU và Mỹ đã trao tới 18.137 khoản trợ cấp cho doanh nghiệp. Phần lớn trong số đó thuộc về EU và Mỹ.

Trong một báo cáo được phát hành vào tháng 10 năm ngoái, Global Trade Alert viết: "Những tuyên bố cho rằng việc sử dụng trợ cấp rộng rãi chỉ được tìm thấy ở những nền kinh tế do nhà nước điều hành là không hoàn toàn đúng," và "Việc áp dụng trợ cấp rộng rãi cũng là một đặc điểm phổ biến trong những chính sách của những quốc gia theo nền kinh tế thị trường."

Bắc Kinh đã từng chỉ trích chính sách trợ cấp của Washington trong việc duy trì sự thống trị, đặc biệt ở lĩnh vực công nghệ. Đầu tháng 2, Hạ Viện Mỹ đã thông qua Đạo luật Cạnh tranh Hoa Kỳ 2022, với số tiền trợ cấp lên tới 52 tỷ USD cho ngành công nghiệp bán dẫn, 45 tỷ USD nhằm củng cố chuỗi cung ứng của hàng hóa thiết yếu và 160 tỷ USD cho nghiên cứu khoa học và đổi mới.

Trong một cuộc đối thoại trực tuyến hồi tháng trước, cựu Bộ trưởng Bộ Tài chính Trung Quốc ông Lou Jiwei đã cho rằng hai đời tổng thống vừa qua, Mỹ đã thông qua những chính sách trợ cấp công nghiệp làm méo mó thị trường.

Theo ông Lou, hiện đang nắm cương vị chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (CPPCC): "Hai bên có thể ngồi lại với nhau và bàn về ý nghĩa của ‘méo mó thị trường’ và ‘trợ cấp công nghiệp’, đồng thời đặt ra một số quy tắc cơ bản. Đã đến lúc phải làm như vậy".

Phương Tây chỉ trích trợ cấp của Trung Quốc ra sao?

Những chính sách trợ cấp công nghiệp rộng rãi và lâu đời là tàn dư của nền kinh tế chỉ huy và là một trong những lý do đa số các quốc gia lớn tại phương Tây không công nhận Trung Quốc là một nền kinh tế thị trường.

Trong tháng 4 năm ngoái, Bộ trưởng phụ trách vấn đề thương mại của G7, bao gồm Mỹ, Đức, Anh, Pháp, Canada, Italy và Nhật đã cùng cam kết chống lại "trợ cấp công nghiệp có hại", tuy nhiên không nhắc trực tiếp đến Trung Quốc.

Phó Đại diện thương mại Mỹ, bà Sarah Bianchi cho biết trợ cấp của chính phủ Trung Quốc cho doanh nghiệp nội địa và chính sách kinh tế phi thị trường là "mối đe dọa nghiêm trọng tới lợi ích kinh tế của Mỹ".

Trong báo cáo năm vào năm 2021 tới Quốc hội về việc tuân thủ WTO của Trung Quốc, văn phòng Đại diện thương mại cho rằng Trung Quốc cung cấp một khoản trợ cấp khổng lồ cho hoạt động của ngành công nghiệp trong nước, dẫn tới méo mó thị trường. Một vài trong số đó dường như bị cấm bởi các quy tắc của WTO, đồng thời Trung Quốc cũng không cung cấp được một danh sách đầy đủ những trợ cấp của mình cho WTO.

Cũng theo báo cáo trên: "Trung Quốc tích cực tìm cách giúp đỡ các nhà sản xuất trong nước thông qua vô số những chính sách bổ sung, những tập quán gây hại và cản trợ tới doanh nghiệp nước ngoài, đồng thời tạo sân chơi không bình đẳng đối với hàng hóa, dịch vụ, nhà sản xuất và cung cấp dịch vụ nước ngoài".

Theo ông Myron Brilliant – người đứng đầu các vấn đề đối ngoại của Phòng Thương mại Mỹ, chính quyền ông Biden đang xem xét một chính sách thuế quan mới đối với Trung Quốc và các lựa chọn khác, bao gồm hợp tác chặt chẽ hơn với đồng minh của Mỹ để tạo nên một mặt trận thống nhất trước Bắc Kinh trong việc đòi hỏi một sân chơi công bằng hơn với các doanh nghiệp quốc tế.

Trung Quốc khả năng sẽ điều chỉnh chương trình trợ cấp như thế nào?

Bắc Kinh bảo vệ chính sách trợ cấp của mình và cho rằng vấn đề này đã được Phương Tây chính trị hóa cao độ nhằm ngăn cản sự phát triển của Trung Quốc.

Năm 2015, Trung Quốc khởi động chiến lược "Made in China 2025" với mục đích rút ngắn khoảng cách công nghiệp với phương Tây và tăng cường khả năng tự lực. Giới chức Trung Quốc so sánh "Made in China 2025" với chiến lược Industry 4.0 của Đức. "Made in China 2025" đã bị gác lại do vấp phải sự phản đối gay gắt trích từ EU và Mỹ.

Người phát ngôn Bộ Thương mại, ông Cao Phong cho biết tuần trước Trung Quốc đã loại bỏ tất cả những khoản trợ cấp bị cấm theo Hiệp định về Trợ cấp và Các biện pháp Đối kháng của WTO. "Mức độ và phương thức trợ cấp hiện tại của Trung Quốc là phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO", ông Gao Feng phát biểu.

Trong vài năm trở lại đây, Bắc Kinh đã nỗ lực giải quyết những lo ngại của nước ngoài và giải quyết những bế tắc quốc tế về vấn đề này.

Kể từ năm 2018, Trung Quốc đã tuyên bố xem xét đối xử các công ty nhà nước theo nguyên tắc "cạnh tranh trung lập" – một khái niệm do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đưa ra nhằm đảm bảo việc các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân cạnh tranh trên một sân chơi bình đẳng. Chính phủ Trung Quốc cũng giảm danh mục cấm đầu tư nước ngoài với một số lĩnh vực cụ thể.

Phát biểu trước Triển lãm nhập khẩu quốc tế Trung Quốc vào tháng 11, Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết Trung Quốc sẽ có thái độ "tích cực và cởi mở" trong các cuộc đàm phán về các vấn đề như kinh tế số, thương mại và môi trường, trợ cấp công nghiệp và doanh nghiệp nhà nước.

Xem thêm: mth.32840837122202202-hcik-gnoc-cut-neil-yat-gnouhp-am-ig-al-couq-gnurt-auc-peihgn-gnoc-pac-ort/nv.zibmanteiv

Comments:0 | Tags:No Tag

“Trợ cấp công nghiệp của Trung Quốc là gì mà Phương Tây liên tục công kích?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools