vĐồng tin tức tài chính 365

TP.HCM: Trung tâm tài chính kết hợp giải trí?

2022-02-23 11:13
TP.HCM: Trung tâm tài chính kết hợp giải trí? - Ảnh 1.

Ý tưởng về trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM có thêm đề xuất mới đang tạo sự quan tâm với mong muốn TP phát triển - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Một viễn cảnh TP.HCM với những khu vui chơi giải trí như Disneyland, Universal Studio... đang được dư luận quan tâm.

Casino trong thành phố?

Theo một số chuyên gia, có thể hiểu đề án trung tâm tài chính TP.HCM đi theo mô hình trung tâm tài chính kèm dịch vụ giải trí. Tuy nhiên, cần tách rõ giữa trung tâm tài chính và trung tâm giải trí. Trong đó, TP cần xác định là một trung tâm tài chính đúng nghĩa, còn những địa phương lân cận như Đồng Nai, Bình Dương là trung tâm sản xuất...

Tuy vậy, "trong dự án trung tâm tài chính của IPPG có mang hơi hướng của một trung tâm giải trí kèm casino. Nhưng không ai mở casino ở khu vực trung tâm cả, chúng ta cần đưa casino đến những nơi vắng vẻ để hút khách đến, chẳng hạn một số tỉnh miền Trung, nơi du lịch chưa phát triển, để hút khách và tạo nên sự nhộn nhịp", một chuyên gia nói.

Ngay cả khả năng thu hút khách du lịch cũng có ý kiến băn khoăn. Ông Phan Đình Huê, tổng giám đốc Công ty du lịch Vòng Tròn Việt, cho biết không phải bỗng nhiên mà cụm từ Disneyland tạo sự quan tâm của người dân TP trong những ngày qua bởi nó thể hiện "cơn khát" sản phẩm du lịch mới.

Ở Đông Nam Á, Việt Nam có vị trí rất thuận tiện từ kết nối giao thông hàng không cho đến đường bộ với các nước. Thị trường du lịch của Việt Nam cũng rất tiềm năng. Theo ông Huê, Việt Nam đã có dư điều kiện để hấp dẫn nhà đầu tư xây dựng những khu trung tâm vui chơi giải trí đẳng cấp khu vực.

Từng đến các khu Disneyland, chuyên gia này thừa nhận các khu này đã thành công trong thu hút khách đến, nhưng để có con số 25 triệu khách thì cần phải ngẫm lại. "Đây là con số của thời điểm nào? Vì đón 25 triệu lượt khách cần một loạt hạ tầng khác đi kèm như xe đưa rước, bãi đỗ, cơ sở lưu trú... Đề xuất tạo sản phẩm khác biệt rất đáng hoan nghênh, nhưng cần phải có đánh giá đúng...", ông Huê nói.

Theo một số chuyên gia, TP.HCM đang thiếu trầm trọng các điểm tham quan, vui chơi giải trí như phim trường quy mô lớn. Nếu dự án tầm cỡ như Disneyland hay Universal Studio mở ở Việt Nam sẽ thay đổi được cách thức cạnh tranh của du lịch Việt. Nhưng với kỳ vọng 25 triệu lượt khách, tương ứng đón hơn 80.000 lượt/ngày, tương ứng dân số một quận của TP, là con số không tưởng dù trong 10 năm nữa.

Trước nhiều ý kiến trái chiều, Tuổi Trẻ đã liên hệ với ông Hạnh Nguyễn để hỏi cụ thể hơn về kế hoạch đề án nhưng chưa được.

TP.HCM: Trung tâm tài chính kết hợp giải trí? - Ảnh 2.

Muốn thành trung tâm tài chính, thị trường tài chính cần phát triển mạnh. Trong ảnh: giao dịch chứng khoán tại TP.HCM - Ảnh: Q.Đ.

Trung tâm tài chính TP.HCM sẽ có gì?

Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành cho rằng ý tưởng về trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM bắt đầu cách đây 20 năm, đến nay vẫn đang chỉnh sửa, nhưng phải làm nhanh bởi nếu quá 3 năm thì khát vọng 2025 - 2030 khó thành công.

Thực tế, việc xây dựng trung tâm tài chính đã được các nhà đầu tư Mỹ đề xuất cách đây 6 năm, từ năm 2016, tuy nhiên sơ lược ban đầu về trung tâm tài chính vẫn chưa thực sự rõ ràng. Trong khi đó, sự bùng nổ của công nghệ, số hóa đang thay đổi thế giới tài chính. Các giao dịch số, tiền điện tử... đang dần thay thế cách thức tài chính truyền thống và đặc biệt là sự đòi hỏi của các giao dịch xuyên biên giới trong thời đại số.

Năm 2019, TP.HCM có đặt hàng ĐH Fulbright Việt Nam phát triển đề án đưa TP trở thành trung tâm tài chính của khu vực và quốc tế. Tại thời điểm đó, TS Vũ Thành Tự Anh - ĐH Fulbright VN - khẳng định trung tâm tài chính kinh tế được hiểu là một không gian đô thị, hệ sinh thái các dịch vụ tài chính, phải hỗ trợ các giao dịch xuyên biên giới và đạt được các chuẩn mực quốc tế, các sản phẩm dịch vụ tài chính phải đa dạng và bắt kịp xu thế của thế giới...

TS Lê Hồng Giang (Úc) cho rằng rất nhiều khách du lịch khi đến thăm Phố Wall (Mỹ) đã ngạc nhiên vì biểu tượng tài chính lừng lẫy này chỉ là một con đường nhỏ không hơn một con đường ở trung tâm quận 1. Điều đó cho thấy các trung tâm tài chính không phải được hình thành từ những tòa nhà chọc trời mà chính từ hệ sinh thái các dịch vụ tài chính của nó.

Theo TS Giang, muốn thành một trung tâm tài chính, trước hết bản thân TP đó phải là một trung tâm kinh tế, thương mại. Thứ hai là có nguồn nhân lực chất lượng, môi trường pháp lý hiệu quả, kịp thời nhận biết xu thế của thời cuộc...

Xem kỹ tính khả thi

Ông Nguyễn Văn Mỹ, chủ tịch Lửa Việt Tours, cho biết có rất nhiều băn khoăn khi nghe đến dự án "Disneyland ở Việt Nam" có thể hút 25 triệu lượt khách. Bởi để tăng vọt đến con số du khách 25 triệu lượt, tức gấp 3 lần so với "đỉnh cao" năm 2019, thì không thể cứ nói muốn là được.

Hiện vé vào các khu vui chơi này đều khá cao, như Disneyland Hong Hong là khoảng 1,9 triệu đồng, Universal Studio của Singapore hơn 1,2 triệu đồng/vé, chưa kể khách phải trả tiền mua thức ăn, thức uống hay quà lưu niệm...

"Ngay Việt Nam chúng ta, người dân bỏ 100.000 đồng vào Suối Tiên, Đầm Sen cũng đã đắn đo rất nhiều. Đó cũng là lý do vì sao trên thế giới chỉ có 6 Disneyland", ông Mỹ phân tích thêm tính khả thi của đề án.

"Cần phải có sự đồng bộ hạ tầng, giao thông, dịch vụ, con người. Ngoài ra, bản thân nhà đầu tư cũng rất cần thêm những chính sách đột phá, cạnh tranh với khu vực. Chứ không thể nói muốn đón khách là xong", ông Mỹ tranh luận.

* Ông Nguyễn Ngọc Hòa, chủ tịch HĐTV Công ty Đầu tư tài chính TP.HCM (HFIC):

Tháng 4 tới, đề án sẽ được hoàn chỉnh

Về việc xây dựng đề án trung tâm tài chính Việt Nam đặt tại TP.HCM, chúng ta có cách tiếp cận mới từ 2 chiều. Chiều thứ nhất là tiếp cận từ phía người hoạch định chính sách xem để xây dựng được trung tâm tài chính thì cần làm gì? Với cách tiếp cận này, TP đã giao HFIC ký kết với Trường ĐH Fulbright cùng xác định nền tảng, nguyên tắc, cấu thành và sự cần thiết xây dựng trung tâm tài chính quốc tế.

Ở chiều thứ 2 là tiếp cận từ phía cung. Theo đó, tạo ra, đổi mới cơ chế, chính sách và lắng nghe nhà đầu tư muốn gì, kỳ vọng gì. Chúng ta kết hợp cả nhu cầu muốn có gì từ trung tâm này với nguyện vọng của nhà đầu tư để đưa ra đề án tốt nhất.

Trong đề án này, TP.HCM xác định rõ mục tiêu trở thành "hub" (nơi hội tụ) để thu hút các đầu mối, dòng vốn doanh nghiệp, tư nhân, toàn cầu. Thành phố đã giao HFIC lấy ý kiến chuyên gia để tổng hợp trình Chính phủ, báo cáo lãnh đạo Đảng và Nhà nước.

Về tiến độ, HFIC đã lấy ý kiến chuyên gia xong và hình thành đề cương đề án. Dự kiến vào tháng 4 tới, đề án sẽ được hoàn chỉnh và trình báo cáo đến cơ quan trung ương.

A.HỒNG

Cần thống nhất về "hình hài" trung tâm tài chính quốc tế

Mới đây, TS Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, góp ý rằng cần thống nhất mường tượng hình hài trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam, có cả quan điểm phải là trung tâm giải trí gắn với casino, du lịch…

Tuy nhiên, đó vẫn là cách tư duy truyền thống vì hiện thế giới tài chính đang thay đổi ghê gớm.

Đề án phải gắn với quy hoạch của thành phố, tăng khả năng chuyển đổi đồng tiền, nâng hạng thị trường chứng khoán, có sự đồng thuận chính trị…

Nếu có khu giải trí Disneyland, TP.HCM có thêm 25 triệu khách du lịchNếu có khu giải trí Disneyland, TP.HCM có thêm 25 triệu khách du lịch

TTO - Nhà đầu tư Mỹ muốn đưa các trung tâm giải trí nổi tiếng thế giới vào Việt Nam, trước mắt đề nghị đưa Disney vào TP.HCM, Universal Studio vào Hà Nội và đưa Sea World vào Bắc Vân Phong (Khánh Hòa).

Xem thêm: mth.18333409032202202-irt-iaig-poh-tek-hnihc-iat-mat-gnurt-mchpt/nv.ertiout

Comments:0 | Tags:No Tag

“TP.HCM: Trung tâm tài chính kết hợp giải trí?”0 Comments

Submit A Comment

Name:

Email:

Blog :

Verification Code:

Announce

Tools